Đánh giá kết quả quản trị rủi ro hoạt động tại các Ngân hàng thương mại Việt

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 78)

mại Việt Nam

Bảng 2: Bảng đánh giá kết quả quản trị rủi ro hoạt động theo mô hình SWOT

Mặt tích cực

- Giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động;

- Giúp nhà quản trị nhìn ra sơ hở, hạn chế trong các nghiệp vụ và tập trung giải quyết những tồn tại; - Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân hàng;

- Bước đầu tạo lập được một hệ thống QTRRHĐ hoàn chỉnh, đi sâu vào bản chất của việc tạo ra lợi nhuận từ việc hạn chế rủi ro.

Mặt hạn chế

- Khả năng quản trị rủi ro còn kém;

- Chính sách quản trị rủi ro còn nhiều bất cập; - Quy trình quản trị rủi ro chưa hoàn thiện; - Công nghệ lỗi thời;

- Con người chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao.

Cơ hội

- Hệ thống ngân hàng có sự quan tâm đúng mức hơn đối với quản trị rủi ro nói chung và QTRRHĐ nói riêng;

- Tiếp cận với mô hình QTRRHĐ mới và tiên tiến hơn.

- Đào tạo nguồn nhân lực dồi dào cho lĩnh vực quản trị.

Thách thức

- Thách thức trong việc QTRRHĐ của các NHTM Việt Nam;

- Dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài; - Sự ổn định hệ thống bị đe dọa khi chưa xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý và thực thi quản trị ngân hàng thận trọng;

- Cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt dễ dẫn đến thất bại và sụp đổ hệ thống;

- Tư duy văn hóa quản trị rủi ro - Công nghệ phải tương thích;

- Các ngân hàng liên tục điều chỉnh để đáp ứng với sự thay đổi của hệ thống pháp lý.

Cụ thể như sau:

2.4.2.1. Mặt tích cực

- Giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động: Hoạt động QTRRHĐ ở các NHTM Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự phát triển và được chú trọng, tuy nhiên, với những bước khởi đầu cơ bản thì các ngân hàng đã chú trọng hơn tới loại rủi ro tưởng như không quan trọng này nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng. Hạn chế được bất kỳ một loại rủi ro

nào cũng giúp ích cho ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy trong tương lai.

- Giúp nhà quản trị nhìn ra sơ hở, hạn chế trong các nghiệp vụ và tập trung giải quyết những tồn tại: Nhận biết được rủi ro hoạt động sẽ giúp các ngân hàng nhận ra khiếm khuyết, những hạn chế trong quy trình, trong từng nghiệp vụ tác nghiệp của mình, xem được những khuynh hướng lỗi, sai sót tập trung trong nghiệp vụ nào mà từ đó có những biện pháp phù hợp, kịp thời để sửa chữa, nâng cao hiệu quả công tác quản trị cũng như hoàn thiện hơn quy trình của bản thân ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Việc nghiêm túc trong QTRRHĐ sẽ thúc đẩy và phát huy tầm quan trọng của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Bộ phận này cũng phải nhìn nhận sâu hơn, đúng đắn hơn về nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong việc kiểm soát rủi ro.

Năm 2006, NHNN đã ban hành Quyết định số 36/2006/QĐ- NHNN quy định về việc “Ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD”; Quyết định số 37/2006/QĐ- NHNN quy định về việc “Ban hành quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ của TCTD” . Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ đều có ở các ngân hàng, tuy nhiên các NHTM Việt Nam hoạt động rất yếu trong khâu này. Trong khi đây là khâu vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu và kiểm soát rủi ro ở ngân hàng.

Theo như báo cáo của NHNN Việt Nam: trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 36, 37 của NHNN, các TCTD chưa định hình được rõ ràng. Mặc dù trong Quyết định 37 của NHNN đã quy định: “Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành, các TCTD phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ, xây dựng, ban hành và gửi quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ cho NHNN”, nhưng cho đến nay, qua khảo sát 4 NHTM Nhà nước thì cả 4 ngân hàng đều chưa hoàn tất theo đúng yêu cầu của NHNN, cụ thể:

+ Vietcombank: đã ban hành được Quy chế kiểm toán nội bộ (ngày 13/02/2007), đã có Nghị quyết về mô hình tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có Quyết định thành lập bộ máy Kiểm toán nội bộ.

2005, BIDV đã thành lập lại Ban Kiểm soát gồm 2 phòng: Phòng giám sát và phòng kiểm toán nội bộ tại Trụ sở chính. Đến nay, vẫn giữ nguyên mô hình đó và dự kiến sẽ thành lập thêm các phòng kiểm toán nội bộ tại các khu vực miền Trung và miền Nam.

+ Vietinbank và Agribank đều đã có Nghị quyết HĐQT về mô hình tổ chức, nhưng chưa có Quyết định thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ, còn quy chế về kiểm toán nội bộ đang trong quá trình hoàn thiện.

Như vậy, sau gần một năm triển khai thực hiện, về mô hình tổ chức, các ngân hàng gần như giữ nguyên về mô hình tổ chức của bộ phận kiểm tra, kiểm soát chuyên trách. Và chỉ tăng cường thêm hệ thống Kiểm toán nội bộ dọc từ trụ sở chính đến các khu vực; cho thấy tính hiệu lực, hiệu quả của 2 quyết định chưa cao.

Công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và bộ phận kiểm toán nội bộ là cấu trúc nòng cốt của quản trị điều hành DN; là cơ sở nền tảng, điều kiện tiên quyết của quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, gia tăng giá trị cho các ngân hàng.

- Bước đầu tạo lập được một hệ thống QTRRHĐ, đi sâu vào bản chất của việc tạo ra lợi nhuận từ việc hạn chế rủi ro: Lợi nhuận đạt được là từ hoạt động kinh doanh có lời, tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh có lời thì những chi phí bỏ ra càng ít càng tốt. Rủi ro càng nhỏ thì chi phí cắt giảm được càng lớn, hàng năm ngân hàng bỏ ra một khoản chi phí rất lớn dành cho việc giải quyết cũng như dự phòng cho các rủi ro có thể xảy ra. Như vậy, bản chất lợi nhuận tạo ra lớn hay nhỏ ngoài hoạt động của ngân hàng thì phụ thuộc tương đối lớn và việc chi phí dành cho các rủi ro. Một hệ thống quản trị RRTN hoàn chỉnh sẽ giúp cho ngân hàng có thể hạn chế rất nhiều rủi ro. Từng khâu tác nghiệp đều nằm trong mô hình quản trị, do vậy mà ngay từ giờ các ngân hàng đã bắt đầu thiết lập một hệ thống QTRRHĐ để có thể mang lại lợi ích cho chính mình.

2.4.2.2. Hạn chế

Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế:

+ Khả năng quản trị rủi ro còn yếu kém: Có thể nói, cho đến thời điểm này, đây là một đặc điểm nổi bật của nhiều ngân hàng Việt Nam. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều có lịch sử phát triển chỉ khoảng 20 năm, tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của kinh tế Việt Nam cũng chỉ chừng ấy năm. Hệ thống pháp luật về phòng ngừa rủi ro và nghiệp vụ QTRR trong ngành tài chính vẫn còn lỏng lẻo và yếu. Nhiều ngân hàng vẫn chưa chú trọng đầy đủ đến vấn đề quản lý rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường.

+ Chính sách quản trị rủi ro còn nhiều bất cập: ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh còn mang tính sơ khai tại Việt Nam nên công tác quản lý rủi ro vẫn còn nhiều bất cập, ngay cả với các NHTM lớn. Trong những năm gần đây, nhận thức được vai trò của QTRR trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng đã quan tâm hơn đến công tác QTRR. Tuy vậy việc xây dựng chính sách QTRR vẫn còn nhiều bất cập, chưa cập nhật và chưa phù hợp với điều kiện NH cũng như chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

+ Quy trình quản trị rủi ro chưa hoàn thiện: Quy trình QTRR tại các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo được hiệu quả của công tác QTRR. Quy trình còn rườm rà, phải qua nhiều khâu, nhiều bước vừa tốn chi phí mà hiệu quả thực hiện lại không cao.

+ Công nghệ lỗi thời: Mặc dù gần đây các ngân hàng trong nước đã đẩy mạnh việc hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng, tuy nhiên hiệu quả của những đầu tư không đồng đều. Đặc biệt, tại các NHTM nhà nước, việc đầu tư thường được chú trọng nhiều vào “bề nổi” là các hệ thống thông tin, nhưng lại không tiếp cận được vấn đề cốt lõi là tạo lập cơ sở nguyên tắc nghiệp vụ và quản trị để tận dụng tối đa những tiện ích do các hệ thống công nghệ thông tin mang lại.

+ Con người chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao: nhân viên ngân hàng chưa có tác phong làm việc chuyên nghiệp, nên hiệu quả công việc chưa cao và chính vì thế nên khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn.

a. Nguyên nhân chủ quan

+ Công tác đào tạo nguồn nhân lực của các NHTM chưa được chú trọng, hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở đào tạo về kĩ năng nghiệp vụ, chưa chú trọng đến đào tạo về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên.

+ Chưa ứng dụng, hoặc chưa vận dụng hết tính năng của công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh ngân hàng để giám sát và giảm thiểu rủi ro xảy ra. + Công tác dự đoán rủi ro còn nhiều hạn chế nên chưa chủ động trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả đem lại.

+ Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình giao dịch của các NHTM còn nhiều hạn chế.

+ Do chưa chủ động trong phòng ngừa các rủi ro do các yếu tố khách quan mang lại.

b. Nguyên nhân chủ quan

Hiện nay, Basel II là công cụ hữu hiệu nhất để định hướng cho việc phòng ngừa, giám sát và kiểm soát rủi ro hoạt động. Nhưng tại Việt Nam, việc triển khai thực hiện Basel II còn nhiều khó khăn do thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện của NHNN.

Môi trường kinh doanh tại Việt Nam còn nhiều bất cập nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các NHTM trong quá trình hoạt động, như hệ thống văn bản pháp luật...

2.4.2.3. Cơ hội

- Hệ thống ngân hàng có sự quan tâm đúng mức hơn đối với quản trị rủi ro nói chung và QTRRHĐ nói riêng: Hiện nay, rủi ro hoạt động đã nhanh chóng trở thành đối tượng quan tâm của hầu hết các nhà quản trị khi họ nhận thức được rằng, rủi ro hoạt động nằm trong từng quy trình, từng khâu tác nghiệp, từng nghiệp vụ dù là nhỏ nhất. Một rủi ro vô cùng quan trọng ảnh hưởng vô cùng lớn tới lợi nhuận cũng như hoạt động lâu dài của ngân hàng đã bị lãng quên lâu nay. Ngân hàng có sự quan tâm đúng mức sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của hệ thống quản trị RRTN, tạo sự phát triển bền vững cho chính bả thân ngân hàng.

dường như rất mới đối với các NHTM Việt Nam, khái niệm rủi ro hoạt động cũng chỉ mới được quan tâm nên mô hình QTRRHĐ còn chưa định hình và phát triển ở Việt Nam là chuyện tương đối bình thường. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay thì việc xây dựng mô hình QTRRHĐ hoàn chỉnh và tiên tiếtn đang trở nên rất cần thiết đối với tất cả các ngân hàng. Chúng ta có thể tham khảo cũng như ứng dụng một cách linh hoạt các mô hình QTRRHĐ tiên tiến ở các nước phát triển, cũng có thể tự mình xây dựng một mô hình phù hợp với ngân hàng mình trên nền tảng kiến thức chắc chắn về rủi ro hoạt động.

- Đào tạo nguồn nhân lực dồi dào cho lĩnh vực quản trị: Nguồn nhân lực cho lĩnh vực QTRRHĐ là vô cùng cần thiết, để vận hành một bộ máy hay một quy trình thì đều cần có bàn tay cũng như trí óc của con người, một lực lượng nhân lực có kiến thức, am hiểu về RRTN là vô cùng quý báu. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực tương đối mới, kiến thức về RRTN ở Việt Nam còn chưa phổ biến nên cần phải đào tạo một lực lượng tương đối lớn, đáp ứng cho nhu cầu quản trị RRTN ở hầu hết các ngân hàng.

2.4.2.4. Thách thức

- Thách thức trong việc QTRRHĐ của các NHTM Việt Nam:

Từ khi bắt đầu chương trình cải cách có tên “đổi mới”, Việt Nam đã qua một quá trình ấn tượng trong các tiến bộ về kinh tế xã hội. Qua giai đoạn 1996-2007 nền kinh tế tăng trưởng trên 7% hàng năm, xếp vào hàng một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất và ổn định trên thế giới. Tuy nhiên, không giống như nhiều nước Đông Nam Á khác, Việt Nam đối mặt với sự thiếu hụt nguồn lực để tài trợ cho nhu cầu đầu tư để tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ dự kiến lên tới 8-10%. Để ứng phó với những thách thức này, Việt Nam sẽ huy động thêm nguồn vốn và cải thiện hiệu quả các quyết định đầu tư. Khu vực ngân hàng giữ một vai trò then chốt trong cả hai khu vực.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã có tác động sâu sắc tới các luồng luân chuyển vốn tới các nước đang phát triển. Nợ tư nhân và luồng vốn cổ phần suy giảm gần tới 40% trong năm 2008, và thêm 10% nữa vào năm 2009. Bên cạnh đó,

khủng hoảng có thể làm thay đổi các điều kiện thị trường trong vòng 5-10 năm tới khiến cho việc cấp vốn quốc tế khan hiếm hơn và đắt đỏ hơn. Việt Nam đã là một trong các nước có mức độ thâm nhập ngân hàng thấp nhất trong các quốc gia ASEAN, chưa tới 30% công dân của mình. Đối mặt với sự tiếp cận giảm sút và chi phí cao hơn của nguồn tài chính bên ngoài, có một động lực rõ ràng là phải thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính trong nước và làm giảm nhẹ sự phụ thuộc của mình vào nguồn vốn nước ngoài.

Khả năng của Việt Nam để tiếp tục hấp dẫn vốn nước ngoài sẽ tùy thuộc vào sự nhìn nhận của các nhà đầu tư về lợi ích và các rủi ro tiềm tàng và đất nước có thể không có khả năng có được nguồn cấp vốn liên tục trừ phi là các yếu kém dễ nhận thấy về sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng và sự bảo vệ của các nhà đầu tư được chú trọng. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đồng thời cũng thúc đẩy việc đánh giá lại các chính sách, các thị trường và sự thanh tra tài chính, và đã dẫn tới các hành động thúc đẩy sự nhìn nhận quốc tế về các chuẩn mực toàn cầu cao hơn đối với thanh tra và báo cáo tài chính.

Thách thức lớn nhất đối với hệ thống NHTM Việt Nam là làm thế nào để cung cấp vốn và quản lý việc mở rộng cho vay ở tỷ lệ cần thiết để đạt được mục tiêu tham vọng của Việt Nam về đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Chất lượng của khoản vay phát sinh từ các vấn đề từ cả các khoản vay đã ghi sổ và cả việc gia tăng rủi ro từ những vấn đề của các khoản vay đang trong sổ sách kế toán và rủi ro gia tăng đối với các khoản vay cho những dự án mới khi nền kinh tế phát triển là một điểm yếu

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 78)