Nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì và mở rộng quy mô hoạt động kinh

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 93 - 99)

kinh doanh

Năm 2007-2010 thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, các NHTM Việt Nam không ngoại lệ, cũng nằm trong cơn lốc khủng hoảng tài chính đó. Một trong những giải pháp khôi phục và phát triển doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế là phải nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tranh thủ cơ hội và đối phó với những thách thức mới.

Để thực hiện thành công các giải pháp nói trên, các NHTM phải kịp thời: - Cải cách thủ tục hành chính, đổi mới về quy trình tác nghiệp, nâng cấp công nghệ xử lý nghiệp vụ và quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro.

- Nâng cao hiệu quả của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

về quản lý rủi ro, đưa ra những quy định thu thập dữ liệu về các tổn thất, sử dụng hệ thống đánh giá tín dụng để các thông số rủi ro trong hệ thống ngân hàng.

- Thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư.

- Các ngân hàng phải xây dựng kế hoạch thực hiện công khai tài chính bao gồm cả các chu kỳ công bố. Công khai về vốn, công khai cơ cấu rủi ro và các đánh giá rủi ro, công khai hiện trạng sử dụng vốn.

- Các ngân hàng cần hoạch định chiến lược phát triển phù hợp, xây dựng và tiến hành các biện pháp tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động an toàn, lành mạnh, phát triển bền vững.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng tài chính, các nền tảng tài chính: các tiêu chuẩn kế toán về quản lý, hệ thống quy định pháp luật, quy định thực hiện hợp đồng phải được tăng cường theo các thông lệ quốc tế. Xây dựng cơ sở hạ tầng mới, thiết lập hệ thống thông tin rủi ro tín dụng, phân loại tín dụng.

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh ngân hàng và các nguồn thu của ngân hàng phải bỏ ít vốn.

- Tiến hành xếp hạng các doanh nghiệp cũng như các TCTD. Bước đầu đảm bảo cho các cơ quan xếp hạng tín dụng hoạt động tốt, có quy định xếp hạng phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng quan hệ hợp tác với các tổ chức xếp hạng có uy tín lớn trên thế giới.

- Các chính sách nhân sự cần được cân nhắc để khuyến khích nhân viên làm việc phục vụ cho lợi ích ngân hàng, tạo lập trách nhiệm của nhân viên và môi trường làm việc lành mạnh.

+ Cơ chế tiền lương cần phải nhất quán với mục đích của ngân hàng, không nên có chính sách tiền lương chấp nhận các hành vi sai trái như tạo thu nhập ngắn hạn đi ngược lại chính sách hay vượt quá hạn mức cho phép, vì các chính sách như vậy có thể làm giảm tính chính trực của hoạt động kinh doanh ngân hàng.

+ Mục tiêu hoạt động rõ ràng và đánh giá hiệu quả công việc, có cơ chế bổ nhiệm và thưởng phạt công minh, hiệu quả.

+ Có các chính sách về nghề nghiệp, phúc lợi, đào tạo cho nhân viên.

giữa các nhân viên. Có sự trao đổi hiệu quả giữa ngân hàng và nhân viên, xử lý các vấn đề của nhân viên một cách có hệ thống và hợp lý trên cơ sở quy định.

3.2.5. Hoàn thiện các điều kiện, cơ sở thực hiện cho mô hình tổ chức quản lý rủi ro hoạt động

Đổi mới cơ cấu tổ chức quản trị ngân hàng cần tính đến vấn đề chuyên nghiệp hóa quản trị rủi ro, hình thành cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro đầy đủ và toàn diện. Do đặc điểm của nghiệp vụ QTRRHĐ có phạm vi rất rộng, liên quan đến tất cả hoạt động của ngân hàng; vì vậy để công tác QTRRHĐ trong toàn hệ thống đạt được hiệu quả cao hơn, cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện mô hình tổ chức nhằm nâng cao sự nhận thức, mức độ tham gia trực tiếp cũng như phối kết hợp thực hiện của tất cả các bộ phận trong ngân hàng.

3.2.5.1. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro hoạt động và quản lý bằng báo cáo ma trận rủi ro hoạt động

a. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nội bộ, kết hợp sử dụng nguồn dữ liệu bên ngoài

Các NHTM Việt Nam cần tiến đến chuẩn hóa quá trình thu thập dữ liệu rủi ro hoạt động nhằm tạo lập cơ sở dữ liệu nội bộ phong phú, đầy đủ và có độ tin cậy cao. Việc thu thập dữ liệu nhằm mục đích thống kê, xây dựng đường phân phối tổn thất cho phép định lượng được các tổn thất dự kiến. Tuy nhiên, các dữ liệu nội bộ có thể không bao giờ phân bổ đầy đủ trên toàn bộ đường phân phối tổn thất. Trong danh mục rủi ro hoạt động không dự kiến thì các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ chỉ hỗ trợ được rất ít cho tương lai. Hơn nữa, rủi ro hoạt động là loại rủi ro không ngừng biến đổi, có thể phát sinh dưới nhiều hình thức đa dạng. Đôi khi những dạng rủi ro hoạt động ngoài dự kiến ít được biết đến nhất lại có thể xuất hiện và gây ảnh hưởng lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, bên cạnh nguồn dữ liệu nội bọ, các NHTM cần kết hợp sử dụng các nguồn thông tin, dữ liệu bên ngoài, đồng thời kết hợp sử dụng Phân tích kịch bản để đánh giá khả năng chống đỡ của ngân hàng mình khi gặp phải tình huống như vậy.

Áp dụng báo cáo ma trận rủi ro hoạt động (bảng mô tả tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của các dấu hiệu rủi ro của nghiệp vụ hay ở các đơn vị trong hệ thống)

Căn cứ vào báo cáo dấu hiệu rủi ro hoạt động của toàn hệ thống, trong từng mặt nghiệp vụ, lựa chọn những dấu hiệu rủi ro mà trên thực tế có thể xảy ra, tiến hành bằng cách cho điểm theo thang điểm (tùy vào chính sách và đặc điểm từng ngân hàng mà thang điểm có thể khác nhau). Sau khi tổng kết số điểm rủi ro thì có thể quy vào khu vực có rủi ro thấp hay cao. Những dấu hiệu có rủi ro cao sẽ phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm giảm nhẹ tổn thất có thể xảy ra.

c. Tham gia và tham khảo thông tin từ các hiệp hội quản trị rủi ro, hiệp hội dữ liệu tổn thất khu vực và thế giới.

Hiện nay, trên thế giới có một số Hiệp hội rủi ro hoạt động, Tổ chức thu thập dữ liệu tổn thất rủi ro hoạt động, hoạt động của các tổ chức này đã mang đến những hiệu ứng tích cực cho quá trình QTRRHĐ của các Ngân hàng. Điển hình như hiệp hội quản lý rủi ro RMA (The Risk Management Association). Hiệp hội này đã xây dựng được thư viện chỉ số rủi ro chính (KRIeX.com), là nguồn tham khảo rất cần thiết cho các NHTM. Bên cạnh đó, Hiệp hội trao đổi dữ liệu rủi ro hoạt động ORX (The Operational Riskdata eXchange Association- Thụy sĩ) với cơ sở dữ liệu với khoảng 69.800 tổn thất với tổng giá trị 23.5 tỷ Euro, được đánh giá là “có chất lượng cao, phù hợp và hoàn thiện” có thể đưa ra một nguồn phân tích hiệu quả cho các ngân hàng.

Tuy nhiên, để hỗ trợ các NHTM trong việc tham gia các hiệp hội này, cần đến sự phát huy vai trò của Hiệp hội ngân hàng với tư cách là tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Hội nghị hội đồng Hiệp hội ngân hàng các nước ASEAN lần thức 37 được tổ chức tại Hà Nội đầu tháng 11/2007 đã tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến QTRRHĐ của các ngân hàng và thống nhất sẽ thành lập một ủy ban đặc biệt về rủi ro hoạt động. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng thảo luận về việc xây dựng Cơ quan thu thập dữ liệu tổn thất, bao gồm tất cả các thông tin về tổn thất rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động phục vụ các ngân hàng thuộc khu vực cũng như những ngân hàng nước ngoài hoạt động trong khu vực ASEAN, nhằm giúp họ tránh được các

sự cố trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những sự cố đã xảy ra bên ngoài. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cũng đã tham gia với Hiệp hội ngân hàng ASEAN và hiện đang tham gia xây dựng tổ chức thu thập dữ liệu tổn thất rủi ro hoạt động chung của cả khối, được gọi là “ngân hàng dữ liệu tổn thất rủi ro hoạt động ASEAN”. Trong đó, Vietinbank được đề cử là đại diện cho các NHTM Việt Nam tham gia Nhóm đặc nhiệm xây dựng Ngân hàng dữ liệu này. Tiến trình này cần được đẩy nhanh và sớm phát huy hiệu quả đối với công tác QTRRHĐ của các NHTM.

3.2.5.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý

Hệ thống thông tin quản lý của đa phần các NHTM Việt Nam còn chưa được hoàn thiện, đi kèm theo đó là công nghệ ngân hàng không đồng bộ. Do đó, điều kiện về nguồn thông tin dữ liệu của các NHTM Việt Nam bị hạn chế. Trong khi đó, một trong những khâu mấu chốt của quá trình QTRRHĐ là thu thập và xử lý thông tin, từ đó đưa ra những cảnh báo hữu hiệu nhằm phòng tránh và ngăn ngừa rủi ro hoạt động. Như vậy, để có được những đánh giá và phân tích chuẩn về mức độ rủi ro, cũng như tính toán chính xác giá trị rủi ro của một ngân hàng, thì nhất thiết phải hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin sao cho đảm bảo tính chính xác, cập nhật, tích hợp với hệ thống quản trị kinh doanh chung của ngân hàng (core banking).

3.2.5.3. Mua sắm, trang bị phần mềm quản lý rủi ro hoạt động

Việc ứng dụng các giải pháp phần mềm tiên tiến sẽ giúp cho các ngân hàng có được những đánh giá rủi ro và tổn thất của mình với độ chính xác tương đối cao. Ngoài ra còn tiết kiệm thời gian, các chi phí thủ công khác phát sinh trong quá trình thực hiện QTRRHĐ. Do vậy, yếu tố then chốt quyết định sự thành công của các NHTM trong triển khai chương trình QTRRHĐ là giải pháp phần mềm và khung pháp lý, quy trình, quy định.

Theo kinh nghiệm của nhiều NHTM lớn trên thế giới, so với nhiều cấu phần rủi ro khác, việc triển khai hệ thống QTRRHĐ có sự độc lập tương đối so với các module nghiệp vụ khác, do đó khá dễ dàng triển khai và thường được làm trước một số cấu phần quản trị rủi ro khác. Thực tế này là rất đáng lưu ý trong trường hợp ngân hàng cần lập lộ trình thực hiện và có thứ tự ưu tiên về thời gian và ngân sách.

Vấn đề tối quan trọng khi triển khai mua sắm, trang bị phần mềm QTRRHĐ là việc xác định các tính năng cần thiết đối với phần mềm QTRRHĐ. Việc trang bị phần mềm QTRRHĐ phải tích hợp được với hệ thống core banking. Bên cạnh đó, tình trạng công nghệ, phần mềm không đồng bộ, các chức năng không phù hợp với yêu cầu thực tế, dẫn đến tình trạng bán tự động, bán thủ công…việc chỉnh sửa rất tốn kém và phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Vì vậy các NHTM Việt Nam cần phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ kỹ càng để có được phương án tối ưu.

3.2.6. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý rủi ro

3.2.6.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên về quản lý rủi ro hoạt động

Các ngân hàng cần chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách QTRRHĐ thông qua các hình thức như:

- Tích cực cử cán bộ tham gia các Hội thảo, các khóa đào tạo trong và ngoài nước về quản trị rủi ro nói chung và QTRRHĐ nói riêng.

- Mời các chuyên gia nước ngoài giảng dạy về QTRRHĐ và kinh nghiệm thực hành QTRRHĐ tại các nước khác.

- Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu về QTRRHĐ mang tính ứng dụng và thực tiễn cao đối với hoạt động của ngân hàng.

- Về lâu dài, các NHTM nên có kế hoạch tuyển chọn và cử các cán bộ nòng cốt, có năng lực đi học chuyên sâu dài hạn về QTRRHĐ ở các trường đại học của nước ngoài. Ngân hàng cần xem xét các điều kiện ràng buộc cần thiết, tránh tình trạng chảy máu chất xám.

- Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam có thể dựa vào mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng trên thế giới, đề nghị chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ đào tạo cán bộ bằng cách cử cán bộ sang làm việc và học tập tại chính ngân hàng bạn…

3.2.6.2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn bộ nhân viên ngân hàng về quản lý rủi ro hoạt động

Đối với các nhân viên không chuyên sâu thực hiện QTRRHĐ của ngân hàng, việc đào tạo phải đặt trọng tâm là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của họ trong quản trị rủi ro nói chung, QTRRHĐ nói riêng. Trước hết cần giúp họ từng bước làm quen

với các vấn đề cơ bản trong QTRRHĐ và hiểu rõ văn hóa rủi ro, văn hóa kiểm soát của ngân hàng cũng như vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển chung của toàn ngân hàng. Về lâu dài, các NHTM Việt Nam cần xây dựng được văn hóa rủi ro, văn hóa kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống, đối với toàn bộ nhân viên ngân hàng.

Trong hoạt động của một tổ chức nói chung, mỗi NHTM nói riêng con người bao giờ cũng đóng vai trò cốt lõi, đảm bảo sự thành công hay thất bại của tổ chức đó, của NHTM đó. QTRRHĐ trong các NHTM cũng vậy, để đảm bảo việc QTRRHĐ đạt hiệu quả cao thì nhất thiết các phòng ban, đơn vị cũng như con người của tổ chức đó phải có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ. Việc nhận diện, đánh giá và ngăn ngừa rủi ro phải trở thành nhiệm vụ chung và nhiệm vụ hàng ngày của mọi nhân viên trong mỗi ngân hàng. Có như vậy các NHTM Việt Nam mới có thể thành công trong việc QTRRHĐ hiệu quả, đem lại sự an toàn và lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 93 - 99)