ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Một phần của tài liệu skkn thực trạng dạy học môn ngữ văn (Trang 42 - 45)

1.Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng môn văn lớp 7 trường THCS Lê Lợi.

2. Phạm vi nghiên cứu:

Vì thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu chỉ tập trung đi sâu vào lý giải hai vấn đề sau:

a. Công tác giảng dạy văn lớp 7 của giáo viên. b. Việc học tập môn văn lớp 7 của học sinh

Để có kết luận chính xác về việc dạy và học văn lớp 7 cũng như những đề xuất mang lại hiệu quả cao cho công tác giảng dạy văn ở trường THCS nên phạm vi nghiên cứu được mở rộng sang việc khảo sát chương trình, sách giáo khoa văn 7 và nghiên cứu ngoài lớp thực tập, điều tra thử nghiệm sang nhiều lớp cùng khối.

3. Mục đích nghiên cứu:

Nhằm bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sau này như các thao tác nghiên cứu, các kỹ năng nghiên cứu, khả năng đề xuất, kiến giải, khả năng thực nghiệm...

Nhằm nhìn đúng thực tế của việc dạy và học văn lớp 7 hiện nay, phân tích được thực trạng, bước đầu có những đề xuất góp phần giải đáp được khó khăn mà mơn văn đang mắc phải.

Qua nghiên cứu để bồi dưỡng lòng yêu nghề, niềm say mê với môn văn và công việc của người giáo viên văn là giảng dạy, hơn nữa phải phấn đấu trở thành người giáo viên dạy văn giỏi.

Nghiên cứu thực trạng môn văn ở THCS để thấy được những hạn chế, khó khăn, vướng mắc từ đó có biện pháp vượt qua những vướng mắc, khó khăn đó nhằm nâng cao chất lượng mơn văn trong nhà trường THCS.

4. Lịch sử vấn đề:

Việc nghiên cứu thực trạng dạy và học văn cũng như chương trình, sách giáo khoa văn ở lớp 7 và môn văn ở THCS là việc xưa nay đã làm và sau này vẫn tiếp tục làm. Đây là quá trình tổng kết, rút kinh nghiệm, cải tiến, sửa đổi nhằm không ngừng đưa việc dạy và học văn ngày càng tiến lên đáp ứng được với yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Song mỗi giai đoạn lịch sử bên cạnh những mặt tiến bộ vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần phải khắc phục, giải quyết ngay.

Nghiên cứu vấn đề này đã có rất nhiều cơng trình của các chuyên viên của các ngành giáo giục, các sinh viên của các trường đại học và cao đẳng đã được công bố.Nên bài tập này của tôi cũng nhằm đi tìm một kết luận chung để cùng thống nhất đổi mới phương thức dạy và học văn lớp 7 nói riêng và dạy học văn ở trường phổ thơng nói chung.

Với bài tập nghiên cứu này tôi hy vọng xẽ có những phát hiện, những ý kiến mới mẻ mà trong quá trình xúc tiến trên xẽ nảy sinh để góp một phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn văn trong nhà trường THCS.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Để phục vụ cho đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

a. Phương pháp thống kê, phân loại:

Thống kê chương trình, nội dung sách giáo khoa mơn văn lớp 7 về số bài, số tiết từ đó rút ra kết luận chung về chương trình, sách giáo khoa văn 7.

Thống kê kết quả học tập môn văn của học sinh qua sổ điểm của giáo viên để từ đó phân loại học sinh : Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém và có ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn ở THCS.

b. Phương pháp điều tra, khảo sát:

Điều tra phỏng vấn trực tiếp và điều tra phỏng vấn gián tiếp giáo viên và học sinh ở một số lớp: 7A, 7B , 7C , 7D.

Điêù tra chất lượng dạy của giáo viên qua việc xem giáo án, dự giờ trên lớp và chất lượng học tập của học sinh qua kiểm tra vở ghi, vở soạn và qua dự giờ thăm lớp.

c. Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Từ những kết quả điều tra ở trên, phân tích các mặt ưu, nhược điểm từ đó đề xuất những biện pháp để nhằm khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn trong nhà trường.

d . Phương pháp so sánh , đối chiếu:

Qua việc khảo sát chất lượng ở lớp : 7B , 7C, 7D so sánh kết quả học tập của ba lớp , từ đó rút ra kết luận về việc dạy và học văn của giáo viên và học sinh trường THCS Lê Lợi.

e. Phương pháp trắc nghiệm:

Tôi tiến hành dạy thử nghiệm 2 tiết văn ở lớp 7C . Sau khi dạy thử tôi cho các em làm bài kiểm tra để có kết luận đúng đắn về thực trạng dạy và học văn ở lớp 7 nói riêng và thực trạng dạy và học văn trong nhà trường THCS nói chung. 6. Bố cục: Đề tài gồm có ba phần: A-Phần mở đầu. B- Phần nội dung. C- Phần kết luận.

7.Thời gian thực hiện:

-Tháng 12/ 2002: Tập hợp tư liệu , đăng kí đề tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tháng 1 và tháng 2/2003: Khảo sát chương trình , SGK văn 7 -Tháng 3 và 4/2003: Thực nghiệm hoàn thành đề tài.

Một phần của tài liệu skkn thực trạng dạy học môn ngữ văn (Trang 42 - 45)