Thực tế giảng dạy của GV:

Một phần của tài liệu skkn thực trạng dạy học môn ngữ văn (Trang 56 - 59)

II- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC VĂN LỚP7 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI.

2.Thực tế giảng dạy của GV:

2.1. Khảo sát công tác giảng dạy của GV văn lớp 7C: a. Bài soạn :

-Nhìn chung hầu hết các GV văn của nhà trường đều dùng giáo án mới

-Hàng năm có bổ sung kiến thức mới cho bài soạn thêm đầy đủ . Bên cạnh đó cịn có 1 số GV sử dụng giáo án cũ. Khi được hỏi thì các cơ trả lời: Giáo án chỉ là hình thức, cịn mọi tri thức bài học, phương pháp giảng dạy là ở trong đầu ( cô Phùng Thị Thuý .)

Nhìn chung với giáo viên trẻ, kinh nghiệm cịn ít nên giáo án đối với họ rất quan trọng,họ soạn rất cẩn thận tỉ mỉ ..

Với các GV lâu năm thì giáo án không được các cô coi trọng nắm, giáo án chỉ là hình thức có cho đủ , chỉ cần khi dạy nội dung tri thức được truyền đạt đầy đủ, các phương pháp giảng dạy được sử dụng nhuần nhuyễn .

* Giá trị tri thức được thể hiện qua bài soạn :

Thực tế là các giáo án trình bày đầy đủ , đảm bảo nội dung tri thức . Tuy nhiên mức độ có khác nhau giữa các GV , Các giáo viên giỏi lâu năm họ trình bày ngắn gọn , xúc tích cơ đọng chỉ cần tiêu đề , ý chính và các kết luận rút ra..

* Hình thức trình bày 1 giáo án .

Một giáo án hợp lý nhất theo cô Nguyễn Thị Ánh , cô Nguyễn Thanh Vân , cơ TRần Thị Tâm ...đó là giáo án được trình bày theo kiểu bổ đơi: Một bên là giáo viên một bên là HS .

Qua xem xét một số giáo án của các GV văn trường Lê Lợi tơi thấy đều đuợc trình bày theo kiểu bổ đơi như trên .

Giáo án được trình bày sạch đẹp và khoa học khiến người đọc nhìn vào có thể hiểu ngay được tiến trình nội dung và phương pháp dạy một bài bài văn của giáo viên.

Có giáo án được trình bày rất cơng phu, tỉ mỉ : Phần nào ghi bảng thì gạch chân bằng bút đỏ, phần bình giảng thì đóng khung lại ( ý kiến cơ Nguyễn Thanh Vân , cơ Nguyễn Thị Vân Anh) .

Nhìn chung có giáo án soạn rất dài nhưng cũng có giáo án lại soạn rất ngắn mỗi giáo viên có cách trình bày giáo án riêng và họ tự tìm cho mình cách soạn hợp lý nhất .

* Giá trị sử dụng khi lên lớp:

Việc sử dụng giáo án khi lên lớp có sự khác nhau giữa từng giáo viên . Có giáo viên nhìn giáo án đọc cho học sinh chép , nhưng có người lại thốt li hồn tồn giáo án .

* Nhận xét :

Giáo viên dạy nếu phụ thuộc nhiều vào giáo án thì kết quả bài giảng sẽ khơng cao vì khơng thu hút được sự chú ý của học sinh, nhanh gây nhàm chán cho các em .

Ngoài ra , giá trị sử dụng của một giáo án không phụ thuộc vào giáo án dài hay ngắn mà điều quan trọng là phải đảm bảo được tri thức , trình bày khoa học , thể hiện được các bước lên lớp và các phương pháp được sử dụng trong tiết dạy đó . Thực tế ở phổ thơng các giáo viên khi soạn giáo án rất coi thường phần mục đích - yêu cầu , họ làm qua loa cho có mục... Như vậy đề nghị ban chỉđạo chuyên môn ở các trường cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa và đòi hỏi các giáo viên cũng phải chấn chỉnh lại ngay , khi soạn giáo án không được coi nhẹ phần nào.

b .Về đồ dùng dạy học:

Đồ dùng dạy học dành cho mơn văn nhìn chung là khơng nhiều nhưng giáo viên vẫn cần phải chuẩn bị chu đáo các đồ dùng dạy học khi lên lớp. Ngoài các đồ dùng như : Phấn , bảng , sách vở... thì giáo viên phải chuẩn bị thêm tranh ảnh minh hoạ , phát phiếu cho học sinh thảo luận . Mỗi đồ dùng lại sử dụng cho từng kiểu bài khác nhau thì mới đạt kết quả cao Trong thời gian thực tập 6 tuần tại trường THCS Lê Lợi tôi thấy một thực tế là : Phịng thiết bị rất ít đồ dùng dạy học cho môn văn . Qua dự giờ một số tiết , đặc biệt là lớp 6 dạy theo chương trình mới , phương pháp mới cũng khơng thấy có một bảng phụ hay một bức tranh minh hoạ nào ... Phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp được giáo viên sử dụng chính trong các tiết dạy văn .

Qua điều tra , hỏi một số giáo viên ở trường hầu hết các cô đều cho rằng: Đồ dùng dạy học văn của nhà trường còn rất thiếu và giáo viên thì khơng có nhiều thời gian để chuẩn bị cặn kẽ vì họ phải dành nhiều thời gian để đọc tài liệu...Khơng chỉ có ở trường THCS Lê Lợi mà nhìn chung ở các trường vẫn tồn tại tình trạng này .Nếu có chuẩn bị thì các cơ chỉ chuẩn bị trong các giờ thao giảng hay các giờ dạy mẫu . Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học văn trong nhà trường phổ thông .

Tình trạng này yêu cầu cần phải được khắc phục ngay. Đồng thời Bộ , Phòng giáo dục cần phải tăng cường kiểm tra thường xuyên hơn nữa để nhằm đưa chất lượng môn văn ngày càng nâng cao hơm nữa để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại .

Một phần của tài liệu skkn thực trạng dạy học môn ngữ văn (Trang 56 - 59)