0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HỨƠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG EU GIAI ĐOẠN 2001-

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 (Trang 78 -83 )

EU GIAI ĐOẠN 2001-2010

1. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá sang EU giai đoạn 2000 - 2004

Trong giai đoạn này, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan (GSP) và chỉ riêng hàng dệt may là bị quản lý bằng hạn ngạch. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này hàng năm gần như phụ thuộc vào hạn ngạch do EU ấn định. Hiện nay, một số mặt hàng của Việt Nam vào EU như giày dép, dệt may và thuỷ sản đang có ưu thế hơn so với các mặt hàng cùng loại của Trung Quốc và các nước ASEAN khác có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam như Thái Lan, Indonesia…vì những mặt hàng xuất khẩu của họ đã bị loại khỏi danh sách hàng hoá được hưởng GSP của EU. Tuy có những lợi thế tương đối so với các đối thủ cạnh tranh nhưng tại thời điểm này Việt Nam đang ở gian đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và với hiện trạng xuất khẩu như hiện nay thì xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

sang thị trường EU giai đoạn 2000 - 2004 vẫn tiếp tục phát triển nhưng có tốc độ phát triển không cao.

Do được hưởng ưu đãi về thuế quan nên trong giai đoạn này, quy mô và kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản và các mặt hàng thuộc nhóm 4 sẽ tăng rất nhanh. Còn mặt hàng nông sản, dệt may, giày dép và các mặt hàng khác thuộc nhóm 1 và 2 sẽ tăng chậm lại và đến năm 2003, 2004 sẽ chỉ tăng nhẹ. Trong khi đó, sản phẩm gỗ, nhựa gia dụng, thực phẩm chế biến, sản phẩm điện tử và linh kiện vi tính sẽ có mức tăng trưởng khá vì những mặt hàng này đang được thị trường EU ưa chuộng, nhu cầu nhập khẩu tăng nhanh.

Đây là những năm cuối hàng Việt Nam được hưởng GSP và hạn ngạch của EU nên chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi hàng hoá Việt Nam phải đương đầu với tình hình mới. Điều đó đồng nghĩa với chất lượng hàng hoá đi đôi với giá cả cạnh tranh và các dịch vụ hoàn hảo sau khi bán.

2. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá sang EU giai đoạn 2005 - 2010

Kể từ năm 2005, EU huỷ bỏ hạn ngạch và GSP đối với hàng của các nước đang phát triển khi xuất khẩu vào thị trường EU. Hàng Việt Nam sẽ không còn được hưởng ưu đãi thuế quan như hiện nay và phải cạnh tranh bình đẳng với hàng xuất khẩu của các nước khác đang là đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan…

Kim ngạch xuất khẩu của chúng ta chắc chắn sẽ bị giảm sút trong thời kỳ 2005 - 2007: hàng thuỷ sản giảm khoảng 15 - 20%, hàng giày dép giảm khoảng 10 - 15%, hàng dệt may giảm 7 - 10% và kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thuộc nhóm 3 và 4 cũng sẽ bị giảm mạnh. Chắc chắn trong những năm này chỉ có một vài mặt hàng xuất khẩu mới khai thác có kim ngạch xuất khẩu tăng còn phần lớn các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sang EU sẽ có tốc độ tăng trưởng kim ngạch âm. Do đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2005 có thể giảm 20 - 25% so với năm 2004, năm 2006 giảm 10 - 15% so với năm 2005, năm 2007 sẽ chỉ giảm 3 - 5% so với năm 2006.

Thời kỳ 2008 - 2010, các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang EU sẽ lấy lại được thăng bằng và bắt đầu tăng nhẹ. Các mặt hàng xuất khẩu mới khai thác có tốc độ tăng trưởng cao. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này cũng sẽ lấy lại được sự ổn định và tăng trưởng nhẹ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 có thể tăng 5 - 7% so với năm 2007, năm 2009 tăng 7 - 10% so với năm 2008, năm 2010 có thể tăng 10 - 15% so với năm 2009.

Giai đoạn 2005 - 2010 là giai đoạn “Hậu GSP” và “Hậu hạn ngạch”. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với hàng hoá Việt Nam trên thị trường rộng lớn đầy tiềm năng. Nếu chúng ta trang bị tốt cho hàng xuất khẩu sang EU ngay từ bây giờ để có thể chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt thì triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này sẽ khả quan hơn.

3. Định hướng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU giai đoạn 2001-2010 -2010

3.1. Định hướng thị trường xuất khẩu:

Để đặt ra cho việc thực hiện xuất khẩu là mở rộng thị trường đối với từng thành viên của EU hiện nay và cả thành viên sẽ được kết nạp trong tương lai. Trong giai đoạn này chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào các bạn hàng lớn như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,… đồng thời tăng cường mở rộng quan hệ thương mại với các thành viên khác mà chúng ta có thể xuất khẩu các mặt hàng lợi thế.

Bảng 16: Định hướng bạn hàng trên thị trường EU

(Quy mô và tỷ trọng)

STT Tên nước Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

trUSD % trUSD % trUSD %

1 Đức 730,1 25,7 1365 27 3120 27

2 Anh 497,3 17,75 1137,5 17,5 2490 17

3 Pháp 345,2 13,3 650 11 1750 10

4 Hà Lan 390,2 13,7 560 12,5 2257 11

5 Ý 218 7,68 498 6,5 1450 6

7 Thuỵ Điển 55,1 2,99 148 3 400 3 8 Đan mạch 58,2 3,16 140 2,5 33 3 9 Phần lan 22,4 0,78 82 0,9 180 1 10 ÁO 23,6 0,83 52 0,8 130 0,75 11 Hy lạp 7,9 0,27 14 0,3 33 0,2 12 Bồ Đào Nha 8,9 0,31 16 0,5 35,5 0,35 13 Ailen 12,1 0,42 30,5 0,25 74 0,32 14 Bỉ 311,6 10,2 718 10,5 1600 11 15 Lucxambu 2,5 0,008 8,5 0,08 19 0,1

Nguồn: Bộ Thương MạI

Theo bảng định hướng trên ta thấy các bạn hàng xuất khẩu của Việt Nam trong Liên minh Châu Âu không có gì thay đổi về tỷ trọng, mặc dù quy mô xuất khẩu của Việt Nam sang các bạn thành viên đều tăng.Do vậy chúng ta cần phảI duy trì các bạn hàng lớn như: Đức, Pháp, Italy, Hà Lan…và đồng thời mở rộng sang các bạn hàng nhỏ nhưng có lợi thế về xuất khẩu như;Ailen, Bồ Đào Nha, Luuxambua…

3.2. Định hướng cơ cấu mặt hàng:

Trong giai đoạn tới những mặt hàng chủ lực của Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang EU là dệt may, giày da, thuỷ sản, gạo, chè, than đá,…do có lợi thế về tài nguyên và khả năng sản xuất tốt các mặt hàng này. Cụ thể

1. Hàng dệt may

Bộ Thuơng mại phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát lại cơ chế điều hành xuất khẩu sang EU để có những điều chỉnh phù hợp, tăng cuờng sử dụng hạn ngạch như:

+ Chuyển thêm các mặt hàng sang chế độ cấp giấy phép tự động (không phân bổ hạn ngạch).

+ Đề nghị giảm đồng loạt 50% giá trúng thầu chi tất cả các loại hàng đua ra đấu thầu.

+ Phân bổ tiếp hạn ngạch còn lại, kể cả việc sử dụng truớc 5% hạn ngạch của năm 2002 theo đúng quy chế đã thoả thuận với EU, trong đó uu tiên các doanh nghiệp có thể gia tăng xuất khẩu, thực hiện hết hạn ngạch.

-Chủ động đàm phán với EU về việc tăng hạn ngạch cho Việt Nam, trong truờng hợp EU bãi bỏ hạn ngạch cho các nuớc thành viên WTO theo quy định của Hiệp định ATC.

-Đề nghị Bộ Lao động – Thuơng binh Xã hội cho phép tăng số giờ đuợc phép làm ngoài giờ trong một năm từ 200 giờ lên 400 giờ.

2. Hàng da – giày

Đề nghị Thủ tuớng Chính phủ cho phép đưa ngành này vào diện đuợc huởng hỗ trợ trực tiếp từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Phuơng án hỗ trợ sẽ do Bộ Thuơng mại bàn với các cơ quan hữu quan sau khi khảo sát các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài. Đoàn khảo sát cần đuợc tổ chức ngay trong tháng này để phát hiện những vuớng mắc và bàn các biện pháp tháo gỡ.

3. Thuỷ sản

Để hỗ trợ hơn nữa cho kim ngạch xuất khẩu, cần chủ động đàm phán với EU để bổ sung thêm các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu vào thị truờng EU, đề nghị EU công nhận thêm các vùng thu hoạch nhuyễn thể và công nhận Việt Nam đã kiểm soát đuợc du luợng các chất độc hại trong thuỷ sản nuôi trồng.

Bảng 17: Định hướng sản phẩm xuất khẩu sang EU thời kỳ 2001-2010

(Quy mô và tỷ trọng))

ST

T Tên mặt hàng

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

trUSD % trUSD % trUSD %

1 Thuỷ sản 154,9 4,8 648 8,35 960 6,92 2 Cà phê 397 12,35 580 7,47 1000 7,2 3 Dệt may 609 18,9 2750 35,5 5760 41,6 4 Đồ gốm, sứ 155,2 4,82 460 5,9 700 5,06 5 Sản phẩm gỗ 219 6,8 470 6,05 700 5,06 6 Giày dép 1683,5 52,28 2850 36,7 4700 34

Nguồn: Bộ Thương Mại

Ta thấy trong các mặt hàng chính thì mặt hằng Thuỷ sản và Dệt may ngày càng chiếm tỷ trọng lớn bởi trong tương lai chúng ta sẽ dần dần áp dụng khoa học,công nghệ vào sản xuất. Đồng thời Thuỷ sản là mặt hàng chế biến nếu chúng ta nâng cao chất lượng và vệ sinh sản phẩm thì nó sẽ là mặt hàng chủ lực.

Còn các mặt hàng khác tuy có tăng nhưng phải cạnh tranh với các mặt hàng của Trung Quốc, TháI Lan …nên tỷ trọng trong kim nghạch xuất khẩu có phần giảm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 (Trang 78 -83 )

×