II. TÌNH HÌNHXUẤT KHẨU CỦAVIỆT NAM SANG EU 1 Tình hình chung.
3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
3.2. Hàng dệt may.
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sang EU, hiện nay EU là bạn hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 1980, hàng dệt may được xuất khẩu sang một số thành viên EU như Đức, Pháp, Anh… nhưng
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
đặc biệt phát triển mạnh sau khi hiệp định hàng dệt may được hai bên ký kết. Phải thừa nhận rằng hiệp định buôn bán hàng dệt may sửa đổi đã dành những ưu đãi đáng kể cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU tăng khá nhanh: Năm 1993 đạt 259 triệu USD, năm 1995 đạt 350 triệu USD; năm 1996 đạt 420 triệu USD; năm 1997 đạt 450 triệu USD; năm 1998 đạt 650 triệu USD, năm 1999 đạt 555,1 triệu USD và năm 2000 đạt 609 triệu USD. Thị trường EU chiếm 46,7% trọng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1995, đến năm 1998 con số này là 48,1% và năm 2000 xấp xỉ là 50%.
Trên thị trường hàng dệt may EU, bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Đức chiếm 46,9% kim ngạch, Pháp 10,8%, Hà Lan 10,3% và các nước còn lại có tỷ trọng nhỏ hơn như Anh, Bỉ, Tây Ban Nha,…
Biểu đồ 7: Xuất khẩu hàng dệt may sang EU
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm tin học và thống kê - Tổng cục Hải quan. Mặc dù hiện nay EU đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch tăng khá nhanh, nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết là không tiếp cận được bạn hàng tiêu thụ trực tiếp và số lượng hàng hoá EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nước và khu vực, trong khi số hạn ngạch lại bị chia thành nhiều nhóm hàng với
0 500 1000 1500 2000 2500 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 KNXKDM sang EU KNXKDM c¶ n íc
những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp và chất lượng cao mà Việt Nam chưa sản xuất được, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là theo hình thức gia công ( Chiếm hơn 80%) nên hiệu quả thực tế vẫn nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là: 1) Sự yếu kém của ngành dệt làm cho nó chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu. 2) Phương thức gia công làm cho thiếu khả năng cạnh tranh. 3) Cách thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý. 4) Sự tồn tại những rào cản trong thương mại dệt may trên thị trường EU. Nếu không tìm cách khắc phục thì trong thời gian tới không những không thể đẩy mạnh được xuất khẩu mà còn không thể đứng vững trong cạnh tranh với Trung Quốc và các nước ASEAN.