IV. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN
1. Định hướng phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2001 –
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 –2010 đặt ra mục tiêu trong vòng 10 năm tới GDP sẽ tăng gấp đôi (bình quân hàng năm tăng 7,2 %), giá trị sản lượng tăng khoảng 4%/năm, đến năm 2010 sản lượng lương thực đạt 40 triệu tấn,
nông nghiệp chiếm tỷ trọng 16 –17 % GDP, tỷ trọng công nghiệp chiếm 40 – 41% GDP.
Những nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại của nươc ta đã được khảng định trong văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục xác định: “ Củng cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, khôI phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường và bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào một thị trường. Tạo một số thị trương và bạn hàng lâu dai về những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu, giảm suất, nhập khẩu qua con đường trung gian ”.
Chiến lược còn dự kiến nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh gấp đôi nhịp độ tăng trưởng GDP, tức là 14,4%/ năm. trong đó nông sản xuất khẩu qua chế biến đạt kim ngạch từ 6 – 7 tỷ USD và năm 2010, lương thực bình quân từ 4 –5 triên tấn/ năm, khoáng sản đạt kim ngạch 3 tỷ USD, sản phẩm công nghiệp chiếm 70 – 80 % tổng kim ngạch xuất khẩu ( các chỉ tiêu này sẽ còn được điều chỉnh).
1.1. Xuất khẩu.
* Xuất khẩu hàng hoá.
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 2001 –2010 là 15%/ năm, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng khoảng 16% / năm, giai đoan 2006 – 2010 tăng 14%/ năm. Giá trị tăng từ khoản 13,5 tỷ USD năm 2000 lên 28,4 tỷ USD năm 2005 và 54,6 tỷ USD năm 2010, gấp hơn bốn lần 2000.
* Xuất khẩu dịch vụ.
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 2001 – 2010 là 15% / năm. Giá trị tăng từ khoảng 2 tỷ USD năm 2000 lên 4 tỷ USD năm 2005 và 8,1 tỷ USD năm 2010 tức là gấp 4 lần so với năm 2000.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng từ khoảng 15,5 tỷ USD vào năm 2000 lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005 và 63,7 tỷ USD vào năm 2001, tăng lên 4 lần.
1.2. Nhập khẩu.
Do Việt Nam còn đang trong quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, trình độ phát triển kinh tế còn thấp lên chưa thể xoá bỏ ngay được tình trạng nhập siêu. tuy nhiên cần phảI tiết kiệm ngoại tệ trong nhập khẩu, chỉ nhập các máy móc cần thiết, kìm chễ nhập siêu. Dự kiến nhập khẩu như sau.
* Nhập khẩu hàng hoá:
Tốc độ tăng trưởng bình quân trọng thời kỳ 2001 –2010 là 14 %/ năm, trong đó giai đoạn 2001 –2005 là 15% và giai đoạn 2006 –2010 là 13%/ năm. Giá trị kim ngạch nhập khẩu tăng từ khoảng 14,5 tỷ USD năm 2000 lên 29,2 tỷ USD vào năm 2005 và 53,7 tỷ USD năm 2010.
* Nhập khẩu dịch vụ.
Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 – 2010 là 11%/ năm. Giá trị tăng khoản 2,02 tỷ USD năm 2005 và lên 3,4 tỷ USD năm 2010. Tổng kim ngạch nhập hàng hoá và dịch vụ tăng từ 15,7 tỷ USD năm 2000 lên 31,2 tỷ USD năm 2005 và 57,14 tỷ USD năm 2010.
Như vậy trong năm năm đầu 2001 –2005 nhập siêu về hàng hoá giảm dần, bình quân 900 triệu USD/ năm và cả thởi kỳ là 4,74 tỷ USD, năm năm tiếp theo 2006 – 2010 nhập siêu tiếp tục giảm. Đến năm 2008 thì cân bằng xuất nhập khẩu hàng hoá, phấn đấu xuất siêu khoảng 1 tỷ USD vào 2010.
1.3. Thị trường xuất nhập khẩu.
* Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Khu vực này được coi là thị trường trọng điểm, và thị trường trọng điểm tại khu vực này sẽ là các nước ASEAN, Trung Quốc,…
* Khu vực Châu Âu.
Tại Tây Âu trọng tâm sẽ là các nước: Đức, Anh , Pháp, Italy,.. kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng rất nhanh thời kỳ 1991 đến 1999. Để phát triển hơn nữa xuất
khẩu sang EU, phải đáp ưng đòi hỏi cao về chất lượng và những luật lệ rất phức tạp của EU.
Nhìn chung, nhiều mặt hàng có thể xuất khẩu vào EU, nhưng trọng tâm vẫn là hàng Dệt may, Giầy dép,Hải sản va Rau hoa quả…
Quan hệ thương mại với các nước Đông Âu và các nước SNG cần được khôI phục bởi đây là thị trường có nhiêu tiềm năng, Việt Nam cần thay đổi về việc họ “ dễ tính” vì họ đã chuyển đổi cơ chế, quan hệ chính trị với Việt Nam tuy vẫn tốt song không còn như trước. Trọng tâm của hàng hoá xuất khẩu sẽ là Cao su, chè, thực phẩm chế biến, rau quả và hoá phẩm tiêu dùng,.. Hàng nhập khẩu chủ yếu là thiết bị năng lượng, thiết bị mỏ, hàng quốc phòng, phâm bón,..
* Khu vực Bắc Mỹ.
Trọng tâm là thị trường Hoa Kỳ, đây là nước nhập khẩu đứng hàng đầu thế giới với nhu cầu rất đa dạng, nắm những đỉnh cao về khoa học – công nghệ và công nghệ nguồn.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào Hoa Kỳ là hang dệt may, dầy dếp sản phẩm nhựa gỗ và cơ khí.
- Tóm lại trong thời tới, bên cạnh việc tiếp tục củng cố và tăng cường chỗ đứng tại các thị trường đã có sẽ là sự có mặt tại thị trường Trung Quốc, Nga, mở ra thị trường Mỹ, Châu Phi. Dự kiến đến năm 2010 tỷ trọng các thị trường xuất khẩu như sau:
Bảng 15: Cơ cấu các thị trường xuất khẩu thời kỳ 2001-2010
Đơn vị (%) Thị trường Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Châu Á Nhật Bản ASEAN Trung Quốc 57 – 60 15 – 16 23 – 25 16 –18 50-55 16-17 19-21 15-17 45 –50 17 –18 15 – 16 14 – 16
Châu Âu EU SNG và Đông Âu Bắc Mỹ (Mỹ) Uc và Newzeland Các khu vực khác 26 – 27 21 –22 1,5 –2 5 –6 3-5 2 26-28 23-25 2-3 10-15 4-6 2-3 27 – 30 25 –27 3– 5 15 – 20 5 – 7 2-3 Nguồn : Bộ thương Mại – Dự Báo chiến lược phát triển xuất nhập khẩu.
1.4 Cơ cấu mặt hàng.
* Hàng dệt may: Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng 16%/năm.
Dự kiến xuất khẩu vào thị trường EU 40%, Hoa Kỳ 20%, Nhật Bản 20%, các nước Châu Á khác 10% và các thị trường khác 10%.
* Giày dép: Tuy có chậm hơn trước nhưng dự báo thời kỳ này xuất khẩu hàng
giày dép vẫn là một trong những mặt hàng tăng nhanh nhất, 18,5% trên năm. Dự kiến thị trường xuất khẩu hàng giày dép vào EU 55%; Hoa Kỳ 15%; Nhật Bản 15%; Hàn Quốc 5%,…các thị trường còn lại 5%.
* Hạt tiêu: Việt Nam có sản lượng sản xuất chiếm khoảng trên 10% và xuất
khẩu chiếm 15% tổng lượng hạt tiêu buôn bán trên thế giới. Dự báo giá hạt tiêu thế giới tiếp tục tăng, giá trị xuất khẩu hạt tiêu tăng 8,4%/năm.