Xem xét việc lập tỷ giá chuẩn cho rổ tiền tệ và điều chỉnh tỷ giá VND/EUR linh hoạt, căn cứ vào nhiều ngoại tệ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 97 - 101)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦAVIỆT NAM – EU GIAI ĐOẠN 2001-

3.5.Xem xét việc lập tỷ giá chuẩn cho rổ tiền tệ và điều chỉnh tỷ giá VND/EUR linh hoạt, căn cứ vào nhiều ngoại tệ

3. Nhóm giải pháp liên quan đến đồng EURO

3.5.Xem xét việc lập tỷ giá chuẩn cho rổ tiền tệ và điều chỉnh tỷ giá VND/EUR linh hoạt, căn cứ vào nhiều ngoại tệ

VND/EUR linh hoạt, căn cứ vào nhiều ngoại tệ

Sự ưa chuộng đồng đô la trong nhiều quan hệ mua bán của các doanh nghiệp Việt Nam với EU sẽ dẫn đến những rủi ro không lường trước. Ví dụ, việc giảm giá đột ngột đồng đô la sẽ khiến đồng Việt Nam lên giá cao hơn so với đồng EURO; từ đó khiến các hàng hoá của Việt Nam kém sức cạnh tranh hơn trên thị trường EU.

Việc dùng EURO làm chuẩn trong rổ tiền tệ sẽ làm giảm bớt sự biến động trong tỷ giá qua lại giữa Việt Nam và các nước thuộc khu vực này. Do vậy, cơ chế tỷ giá thả nổi VND/EUR có sự kiểm soát linh hoạt của Nhà nước, gắn với các ngoại tệ mạnh, có nhiều quan hệ với Việt Nam như USD, JPY, FRF,… là một hướng nghiên cứu nghiêm túc.

Nếu những biện pháp trên được áp dụng, ta có thể hình dung tương lai sử dụng đồng EURO trong quan hệ ngoại thương Việt Nam - EU như sau:

- Trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ (hiện nay không đáng kể và thấp xa so với mức báo động quốc tế), đồng USD chiếm khoảng 50%, đồng EURO chiếm khoảng 25%, còn lại là đồng JPY và các đồng tiền khác.

Tóm lại, những giải pháp liên quan đến đồng EURO trên đây chủ yếu là những giải pháp mang tính kỹ thuật. Tuỳ theo hoàn cảnh thực tế và biến động trên thị trường tiền tệ thế giới mà chúng ta cần có những thay đổi cho phù hợp, tránh việc áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc.

Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam - EU được xây dựng trên cơ sở đã phân tích những khó khăn tồn tại trong mối quan hệ song phương và xem xét hoàn cảnh cụ thể của hai bên hiện nay. Triển vọng về một mối quan hệ thương mại sâu rộng, vững chắc phụ thuộc vào đường lối, chính sách của cả hai bên. Đối với Việt Nam, đó chính là những định hướng dài hạn trong chính sách phát triển ngoại thương, chính sách phát triển và ổn định thị trường cũng như những phương sách cụ thể nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào EU và trụ vững trên thị trường này.

KẾT LUẬN

Quan hệ thương mại Việt Nam - EU trong những năm vừa qua phát triển rất mạnh nhờ những chiến lược rõ ràng của cả hai bên. Đối với EU thì chủ yếu đó là cái nhìn về chính trị và kinh tế đúng đắn hơn đối với châu Á - khu vực kinh tế năng động và có những biến chuyển thần kỳ - trong đó có Việt Nam. Còn đối với Việt Nam thì đó là chiến lược thúc đẩy quan hệ thương mại với tất cả các nước, đặc biệt là tham vọng đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sang thị trường EU rộng lớn.

Xét thấy trong thời gian qua, nền kinh tế đất nước có phần chững lại, tiêu dùng nội địa giảm sút, nhưng hoạt động ngoại thương liên tục tăng trưởng vững vàng mà ở đó có một phần lớn sự đóng góp của thị trường EU nên Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá. Vì vậy, có thể nhận định một cách chắc chắn rằng, chính sách đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu và quan hệ thương mại với EU là một quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, trong hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường này còn chưa có sự biến chuyển về chất, do những khó khăn tồn tại cố hữu, hay những khó khăn mới nảy sinh do tình hình mới. Tiêu biểu như việc EU còn áp dụng hạn ngạch với mặt hàng dệt may, thực thi chế độ kiểm tra chéo với mặt hàng giày dép, đánh thuế 100% vào mặt hàng gạo, hoặc những hạn chế về vốn và thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam...Tất cả đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiến sâu, tiến chắc vào thị trường này.

Trước tình hình đó, nhiều chính sách của nhà nước đã được ban hành nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU. Trên phương diện lý thuyết và trong một khuôn khổ có hạn mạnh dạn đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại và khó khăn, nhằm đóng góp một phần nhỏ bé vào việc mở rộng và đẩy mạnh thương mại Việt Nam trong giai đoạn mới. Các giải pháp trước hết tập trung vào việc nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường EU như nâng cao vai trò của cơ quan quản trong việc hỗ trợ các doanh

nghiệp, kêu gọi bản thân các doanh nghiệp cũng phải cố gắng rất nhiều để tạo dựng uy tín và giữ bạn hàng. Ngoài ra, đứng trước việc đồng EURO chính thức trở thành đồng tiền duy nhất của châu Âu dể đưa ra các đề xuất nhằm có thể thích ứng đồng tiền này trong giao dịch thương mại với các nước thành viên EU và một số nước khác. Hy vọng rằng, những đề xuất và kiến nghị này sẽ góp phần vào việc hiện thực hoá chiến lược tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - EU nói riêng cũng như thúc đẩy thương mại Việt Nam nói chung tiến bộ cả về lượng và chất trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của Thầy Cô hướng dẫn cùng các cán bộ trong vụ và tập thể giáo viên trong khoa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài này.

Vì thời gian và điều kiện hạn chế, việc đi sâu đi sát thực tế nhằm tìm ra hướng giải quyết thoả đáng cho vấn đề còn gặp nhiều khó khăn nên chắc chắn chuyên đề nghiên cứu của em còn nhiều hạn chế. Em hy vọng rằng sẽ có điều kiện trở lại nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này trong thời gian tới. Rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của các cơ quan ban ngành, các thầy cô giáo và các bạn để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 97 - 101)