Quy mô thương mạ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 58 - 60)

III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM – EU THỜI GIAN QUA

1. Quy mô thương mạ

Quy mô thương mại giữa hai bên chưa xứng đáng với tiềm năng kinh tế hiện có, tỷ trọng kim ngạch của Việt Nam trong tổng kim ngạch ngoại thương của EU còn quá nhỏ, khoảng 0,04% (1999). EU chủ yếu thực hiện buôn bán với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, ngay cả trong kim ngạch mậu dịch của EU với riêng Châu Á Việt Nam vẫn còn ở vị trí khiêm tốn: giá trị xuất khẩu sang EU chỉ chiếm 2% trong tổng giá trị xuất khẩu của Châu Á.

Nguyên nhân chủ yếu khiến Việt Nam xuất khẩu hạn chế hơn các nước khác trong khu vực ASEAN sang EU là:

 Các nước ASEAN đã thiết lập quan hệ kinh tế với EU từ những năm 70s, do đó đã xây dựng cơ sở khách hàng EU rộng lớn vững chắcViệt Nam mới chỉ thực sự trao đổi ngoại thương với khu vực này kể từ đầu thập niên 90.

 Các nước ASEAN cũng có nhiều lợi thế so sánh giống Việt Nam, như những lợi thế về điều kiện tự nhiên, con người,... nên cũng có những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: gạo (Thái Lan), giầy dép (Inđônêxia,Trung Quốc), cà phê, chè (Malaysia, Brunei), linh kiện điện tử,... do vậy cạnh tranh giữa các nước này là tất yếu.

 Việt Nam chưa trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO - điều mà các nước trong khu vực đã làm được, nhất là Trung Quốc. Do vậy, nếu Việt Nam không có những biệnpháp hữu hiệu thì khó mà có thể cạnh tranh với hàng hoá Trung Quốc.

 Thị trường EU là thị trường hạn ngạch đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, thủ công mỹ nghệ, lâm sản, hải sản, công nghệ. Do

đó, Việt Nam không thể tự do xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này mà còn phụ thuộc vào số lượng hạn ngạch quy định hàng năm. Mặt khác, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam lại là sản xuất gia công là chính, vì thế tiền thu được chủ yếu là tiền công lao động.

Tỷ trọng ngoại thương EU trong tổng kim ngạch ngoại thương Việt Nam còn thấp. Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – EU năm 1999 tuy lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 3 tỷ USD, nhưng nếu xét tỷ trọng EU trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam thì chỉ chiếm khoảng 28%. Để xảy ra tình trạng này trong khi khả năng mở rộng thị trường thị mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU còn rất lớn là do vẫn còn những trở ngại nhất định trong việc mở rộng quy mô xuất khẩu này, chẳng hạn như chưa có hiệp định thương mại song phương, chính sách thương mại của EU chưa thực sự khuyến khích xuất khẩu ủa Việt Nâm sang thị trường này…Với tỷ trọng nêu trên cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU phụ thuộc khá lớn vào EU.

_ Sự mất cân đối quá lớn giữa xuất khẩu và nhập khẩu, tuy rằng thâm hụt thương mại của EU với Việt Nam giảm, nhưng giá trị nhập khẩu từ Việt Nam luôn gấp hai đến ba lần giá trị xuất khẩu sang Việt Nam. Thực trạng đó ít nhiều gây những ảnh hưởng xấu đến quan hệ bình đẳng đôi bên cùng có lợi giữa Việt Namvà EU. Theo đánh giá phân tích của một uỷ viên phụ trách về thương mại của Ủy ban Châu Âu “ Các quan chức Việt Nam cần thừa nhận đã có một “vai trò đặc biệt”, tạo nên một “ thể chế đặc biệt” trong mối quan hệ song phương này”.

Vai trò đặc biệt ở đây được thể hiện trong quyền điều hành trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động xuât nhập khẩu đã tạo nên "một thể chế đặc biệt”. Đó là chính sách bảo hộ của nhà nước được áp dụng một cách tràn lan với các công cụ thuế quan và phi thuế quan. Trước hết về hàng rào thuế quan: nhìn chung thuế suất còn quá cao và nhiều mức. Biểu thuế nhập khẩu hiện hành có 18 mức thuế suất khác nhau, dàn trải từ 0% đến 100%.

Biểu đồ 9: Các đối tác thương mại của Việt Nam năm 2000 (%).

Nguồn: Bộ thương mại.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w