Sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 55 - 57)

II. TÌNH HÌNHXUẤT KHẨU CỦAVIỆT NAM SANG EU 1 Tình hình chung.

3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

3.5. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Đây là sản phẩm như gỗ mỹ nghệ, đỗ gốm, sứ và các sản phẩm mây tre mà Việt Nam có khả năng sản xuất khá lớn. Từ lâu các sản phẩm này đã được xuất khẩu

đến nhiều nơI trên thế giới, với thị trương EU kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này tăng khá nhanh: 21,28%/năm

Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Liên Minh Châu Âu năm 2000

Thị trường Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%)

Ailen 234.927 0,21 Anh 17.643.246 15,86 Áo 412.876 0,37 Đan Mạch 3.476.789 3,12 Đức 25.399.425 22,83 Bỉ 7.897.425 7,09 Bồ Đào Nha 324.728 0,29 Hà Lan 15.111.239 13,58 Pháp 28.757.978 25,85 Phần Lan 71.518 0,06 TÂY BANNHA 4.367.128 3,92 Thụy Điển 3.314.798 2,98 Italia 4.277.671 3,84 Tổng 111.290.109 100,00

Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm tin học và thống kê - Tổng cục Hải quan Tuy nhiên, do mới chỉ chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU nên mặt hàng này vẫn còn nhiều cơ hội để mở rộng thị trường. Để tận dụng cơ hội này, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam phải khắc phục được sự đơn điệu, chất lượng kém, không đồng đều và phải đáp ứng yêu cầu rất cao về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã.

Bên cạnh các mặt hàng chủ lực trên, Việt Nam còn thúc đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản và chế biến khác, như: gạo, cà phê, nước mắm, hàng thủ công mỹ nghệ,... Thực tế cho thấy EU rất mở trong lĩnh vực này nhưng

Việt Nam vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là:

 Trước hết là sản phẩm của nước ta còn đơn điệu, chất lượng không đồng đều, chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã.

 Thứ hai, do nguyên liệu thực vật chưa được xử lý tốt, thường biến dạng khi có thay đổi về thời tiết và không chịu được khí hậu lạnh, thậm chí phát sinh mốc mọt ngay trên đường vận chuyển.

 Thứ ba, do sản xuất phân tán cũng góp phần làm cho khâu hoàn thiện sảm phẩm không đồng đều, hơn thế do đặc điểm thuế chồng lên thuế khiến cho phí vận tải với giá tính cước cao làm giảm sức cạnh tranh .

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w