Hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng phù hợp với xu thế thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 88 - 90)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦAVIỆT NAM – EU GIAI ĐOẠN 2001-

1.8.Hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng phù hợp với xu thế thương mại quốc tế

1. Nhóm các giải pháp vĩ mô

1.8.Hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng phù hợp với xu thế thương mại quốc tế

thương mại quốc tế

Hợp tác thương mại với EU có nghĩa là tham gia vào thị trường thế giới. Để đảm bảo quyền lợi của bạn hàng, từ đó hoà nhập vào xu thế tự do hoá thương mại, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách thương mại cho phù hợp. Trên cơ sở phân tích những khó khăn, thách thức hoạt động nhập khẩu từ EU, chúng tôi mạnh dạn đề nghị các giải pháp sau:

* Đơn giản hoá các mức thuế xuất, nhập khẩu, tiến tới bãi bỏ thuế xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu, giảm dần thuế suất thuế nhập khẩu, giảm số lượng mức thuế suất thuế nhập khẩu, mở rộng khoảng cách giữa các mức thuế. Trong tương lai, biểu thuế nên quy định theo 8 mức: 0%, 3%, 5%, 10%, 20% 30%, 40% và mức thuế cao nhất là 50%.

* Tiến hành thực hiện Hiệp định xác định giá trị hải quan theo quy định của GATT/WTO. Giá tính thuế nhập khẩu nên xác định trên cơ sở hợp đồng ngoại thương.

* Về các biện pháp phi thuế quan:

Trong thời gian trước mắt, cần chuẩn bị điều kiện để tiến tới thực hiện đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu và bán hạn ngạch nhập khẩu một cách công khai. Việc quy định các mặt hàng cấm nhập khẩu cần có cân nhắc cẩn thận, tránh gây ra các tác động tiêu cực như buôn lậu, trốn thuế. Việc tài trợ xuất khẩu cần xác định rõ mục đích, phương hướng và cơ chế bảo đảm, tránh tình trạng các doanh nghiệp ỷ lại, trì trệ và không cố gắng cải thiện tình hình, vươn ra thị trường thế giới. Xét về chuẩn mực quốc tế, biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước không được WTO chấp thuận. Vì vậy, về lâu dài chúng ta cần xem xét để có thể bãi bỏ các biện pháp này và tiến hành thuế hoá các biện pháp phi thuế quan phù hợp với quy định của WTO.

*Về thể chế thương mại

Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, quy định về quản lý thương mại, chủ động phê chuẩn các công ước quốc tế và ký kết các hiệp định thương mại với các nước để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tăng cường hiệu lực thực hiện các quy định pháp luật về thương mại, bảo đảm thực hiện nghiêm minh, hạn chế mức cao nhất những vi phạm pháp luật thương mại.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 88 - 90)