Đặc điểm quan hệ thương mại Việt Nam –EU

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 25 - 27)

* Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU là mối quan hệ giữa một nước đang phát triển và một khối liên minh đa quốc gia phát triển.

Việt Nam là một quốc gia nghèo nông nghiệp là chủ yếu, điểm xuất phát thấp nên có nhiều hạn chế về cơ chế quản lí cũng như hệ thống luật pháp. Nền ngoại thương kém phát triển với quy mô xuất khẩu nhỏ. Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, sản phẩm thô nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao, sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ chiếm tỷ trọng thấp. Trong khi đó EU là khối các nước phát triển và có đến 4 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, là nơI cung cấp thiết bị nguồn, là một trong 3 trung tâm kinh tế, thương mại lớn của thế giới với nền ngoại thương phát triển. Đây chính là nguyên nhân cơ bản tạo nên tính hạn chế của Việt Nam trong phát triển quan hệ thương mại với EU.

* Quan hệ thương mại Việt Nam –EU có một giá trị lịch sử đối với sự phát triển kinh tế, thương mại của Việt Nam.

Trong bối cảnh thập kỷ 90 việc phát triển quan hệ thương mại với EU được coi là “ lời giải ” để phá vỡ thế bao vây, cấm vận và bị cô lập của thương mại Việt Nam. Ngày nay mối quan hệ thương mại này là một bước tiến quan trọng trong quá trình chủ động hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam với thế giới. EU là một trong những đối tác có vai trò hết sức quan trọng, quyết định khả năng Việt Nam trở thành thành viên của WTO trong những năm tới.

*Quan hệ thương mại giữa 2 bên được phát triển trên nền tảng từ mối quan hệ truyền thống vốn có của Việt Nam với các nước thành viên.

Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU có mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên EU mang tính quyết định, do những quan hệ này mang tính đặc thù giữa Việt Nam và các nước EU riêng biệt. Ví dụ: Quan hệ giữa Việt Nam với Thụy Điển và các nước Bắc Âu có những điểm khác với quan hệ giữa Việt Nam với Pháp, Đức, Anh …Nhìn chung quan hệ thương mại Việt Nam –EU không bị cản trở bởi các vấn đề lịch sử như quan hệ giữa Pháp và Đức, hai nước có tiềm năng lớn về mọi mặt.

*Quan hệ thương mại Việt Nam –EU hình thành và phát triển được là do xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả 2 bên.

Việt Nam được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng, có thể cung cấp nguyên liệu , nhân công lao động rẻ, thị trường tiêu thụ hàng hoá, công nghệ với sức mua đang tăng lên là “cửa ngõ” quan trọng của khu vực thị trường ASEAN. Về phần mình Việt Nam mong muốn có vị trí đáng kể trên thị trường EU rộng lớn và sẽ được mở rộng trong tương lai nhằm đa dạng hoá các quan hệ thương mại. EU là địa chỉ cung cấp công nghệ nguồn hữu hiệu cho Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH đất nước thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.

* Quan hệ thương mại Việt Nam EU cũng có tính hạn chế làm giảm tính hiệu quả trong phát triển thương mại giữa 2 bên.

Chính sách thương mại - đầu tư của EU chủ yếu nhằm vào các thị trường truyền thống có tính chiến lược là Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi-Địa Trung Hải. Với các nước Châu á, trong đó có Việt Nam cơ sở thương mại của EU mới hình thành rõ nét gần đây vầ đang trong quá trình xem xét và thử nghiệp, khai thác. Ngoài ra còn do tác động từ những yếu tố khác như chính sách “hướng nội” của EU,vị trí địa lí thói quen buôn bán, trình độ phát triển của Việt Nam, sự suy giảm về kinh tế của các nước EU, chính sách “hướng về Châu A” của EU mới được bắt đầu thì Châu Á lại rơi vào khủng hoảng, làm giảm mức buôn bán và đầu tư của khu vực này…

III.VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊTRƯỜNG EU. TRƯỜNG EU.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 25 - 27)