Bạn hàng Đức.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 44 - 45)

II. TÌNH HÌNHXUẤT KHẨU CỦAVIỆT NAM SANG EU 1 Tình hình chung.

2.1.Bạn hàng Đức.

2. Cơ cấu bạn hàng

2.1.Bạn hàng Đức.

Ngay từ những định hướng đầu tiên trong chiến lược hướng về xuất khẩu, thị trường EU nói chung và thị trường Đức nói riêng đã được các doanh nghiệp Việt Nam chư ý. Kim ngạch hai chiều đã tăng trưởng một cách rõ dệt. Nếu như năm 1990 kim ngạch xuất khẩu Việt - Đức chỉ đạt 159,9 triệu USD thì năm 1995 con số này tăng lên là 393,5 triệu USD và năm 2000 là 1034 triệu USD.

Bảng 8: Kim ngạch xuất – nhập khẩu Việt Đức.

Đơn vị: (Tr USD ) Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1999 2000 Tổng kim ngạch XNK 159,9 107,9 75 121,1 264,3 393,5 925,1 1033.112 Kim ngạch xuất khẩu 41,1 6,7 34,4 50,1 115,2 218 659,3 730.083 Tỷ trọng xuất khẩu trong EU 9,93 5,97 15 23,18 30 25,32 26,1 26,06

(%)

Nguồn: Báo cáo Bộ thương Mại

Đức là một thị trường tiềm năng đầy sức hấp dẫn nhưng nhiều khía cạnh chưa được các nhà xuất khẩu Việt Nam khai thác như GDP của Đức, giá trị nhập khẩu hàng năm 600 tỷ USD, đắc biệt ở Đức với số dân hơn 82 triệu người, đang lão hoá ngày càng hướng nhiều hơn đến việc hưởng thụ và tiêu dùng. Trong buôn bán với Đức thì Việt Nam đã đạt mức thăng dư thương mại lên tới 700 triêUSD USD vào năm 1999. Đức trở thành một đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trong việc mở rộng buôn bán hàng hoá vào thị trường này. Nhiều nhóm thành phẩm của Việt Nam đã dành chỗ đứng trong những năm qua, các sản phẩm chế biến đã chiếm 85% giá trị xuất khẩu ( 860 triệu USD) vào năm 1999. các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam là hàng dệt chiếm 40%, giầy và các sản phẩm khác từ da chiếm 22% thị phần (220 triệu USD ), đồ nhựa chiếm 11,5 %.

Tóm lại sự thay đổi cơ cấu và tỷ trọng cho thấy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Đức đã phát triển nhiều hơn theo hướng những lợi thế so sánh về chi phí, đa dạng hoá hàng xuất khẩu là chìa khoá cho sự thành công xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và cũng định hướng cho những năm tới.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 44 - 45)