Nhóm giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 90 - 95)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦAVIỆT NAM – EU GIAI ĐOẠN 2001-

2.Nhóm giải pháp vi mô

2.1. Đầu tư cho công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá

Tiêu chí phấn đấu của chúng ta là chất lượng tiêu chuẩn châu Âu, giá cả có khả năng cạnh tranh và phương thức kinh doanh linh hoạt. Muốn vậy, không có cách nào khác là phải nhanh chóng nâng cấp, trang bị công nghệ mới. Việc 18 xí nghiệp chế biến hải sản của Việt Nam đã giành được quyền xuất khẩu vào thị trường EU nhờ đầu tư mạnh và kiểm định chất lượng khắt khe đã chứng minh cho đề xuất này.

Để xâm nhập vào một thị trường khó tính như EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ của EU cũng như gọi vốn từ các nguồn khác (Nhà nước, ngân hàng). Hiện nay, các tổ chức thương mại của EU đều có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam để nhập khẩu máy móc, công nghệ từ EU. Muốn xin được tài trợ, các doanh nghiệp Việt Nam cần có dự án sản xuất cụ thể, và gửi tới các tổ chức thương mại của EU như Qũy đầu tư châu á, Phái đoàn đại diện ECC, Hội đồng thương mại châu Âu, các phòng Thương mại và Công nghiệp của Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Italia, Hà Lan… tại Việt Nam.

2.2. Đảm bảo thực hiện các điều khoản hợp đồng

Thị trường EU kiểm tra chất lượng sản phẩm rất nghiêm ngặt, nên tốt nhất là doanh nghiệp Việt Nam phải thông qua một công ty kiểm định chất lượng có uy tín của châu Âu. Ngoài ra, doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng vận chuyển với một đơn vị vận chuyển có uy tín. Bởi sản phẩm giao không đúng chất lượng theo hàng mẫu, không bảo đảm thời gian giao hàng đều sẽ bị đối tác phạt không nhân nhượng. Và chỉ một lần phạt thôi sẽ dẫn đến nguy cơ mất khách vì hiện nay, không chỉ có Việt Nam mà còn rất nhiều công ty của các nước khác như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc.. cũng đang tấn công mạnh vào thị trường này với chất lượng sản phẩm rất cạnh tranh.

2.3. Tạo lập quan hệ với các kênh phân phối chủ đạo của EU

Phân phối hàng hoá là một khâu quan trọng trong chính sách marketing hỗn hợp. Do vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu các kênh phân phối của EU để có thể xuất khẩu trực tiếp hàng hoá vào thị trường này. Chẳng hạn, các mặt hàng thiết yếu thường được chi phối bởi những nhà nhập khẩu và phân phối như ICA với 35% thị phần chuyên bán lẻ, KF với 20% thị phần chuyên cung cấp từ các hợp tác xã. Với mỗi loại sản phẩm khác nhau, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tìm đến các nhà nhập khẩu khác nhau của EU.

2.4. Nghiên cứu kỹ thị trường

Thị trường EU rất đa dạng và phức tạp. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam cần nghiên cứu kỹ thị trường này trước khi xuất hàng, để tránh những rủi ro dẫn đến giảm sút doanh thu và mất uy tín doanh nghiệp.

Một trong những điểm mà các doanh nghiệp nước ta nên chú ý là biểu thuế nhập khẩu của EU. Hiện nay, EU đang áp dụng một số ưu đãi thuế với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam, với các mức từ 15% đến 25%. EU có các biểu thuế nhập khẩu chung áp dụng cho tất cả các hàng hoá nhập khẩu vào thị trường các nước thành viên EU. Thuế sẽ áp trên từng tên gọi mặt hàng. Do vậy, doanh nghiệp cần chú ý để một mặt hàng khỏi phải đóng nhiều loại thuế. Bên cạnh đó, trước khi xuất hàng đi, doanh nghiệp có thể đàm phán với các cơ quan chức năng về mức thuế suất.

Khi đã xâm nhập thị trường, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý cập nhật các thông tin về thị trường, nhất là việc áp mã thuế. Một doanh nghiệp Việt Nam chuyên xuất bánh tráng sang EU cho biết, nếu họ để tên bằng tiếng Anh trên hoá đơn thì phải chịu thuế suất 100%, còn để bằng tiếng Pháp thì chỉ chịu 70%. Ông Marc Villard, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam giải thích: “Thị trường EU tuy thống nhất nhưng mỗi nước thành viên EU vẫn có thể có quy định riêng. Doanh nghiệp Việt Nam cần tham khảo thông tin về thuế và biểu thuế

trước khi xuất hàng. Nếu thấy có bất hợp lý thì có thể thương lượng với hải quan trước khi xuất hàng”.

2.5. Tận dụng thông tin từ nhiều phía

Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận biết rằng, thông tin là một hàng hoá có giá trị đối với mọi hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường và đối tác. Do đó, doanh nghiệp cần năng động khai thác thông tin từ nhiều phía.

Về phía Việt Nam, triển vọng hợp tác của Việt Nam với EU có thể được các doanh nghiệp xem xét tại Cục xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại), Trung tâm nghiên cứu châu Âu, phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam. Về phía EU, các doanh nghiệp có thể yêu cầu tra cứu danh sách các doanh nghiệp kinh doanh tốt, nhu cầu thị trường EU, các sản phẩm cạnh tranh với Việt Nam… tại Phòng Thương mại và Công nghiệp các nước thành viên EU tại Việt Nam, và đặc biệt tại Phòng Thương mại EU tại Hà Nội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu thông tin qua các web site trên internet, catalogues và những bài bình luận trên các tạp chí kinh tế của EU.

2.6. Khuyếch trương sản phẩm tại các hội chợ thương mại ở Châu Âu

Điều đáng nói hiện nay là nhận thức chưa đúng của các doanh nghiệp Việt Nam về việc tham gia hội chợ triển lãm. Nhiều doanh nghiệp còn coi hội chợ là nơi chủ yếu để bán hàng. Thậm chí, có những doanh nghiệp còn từ chối những hội chợ ở nước ngoài - nơi họ có thể tìm kiếm các hợp đồng và khuyếch trương sản phẩm.

Trong tương lai, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam cần tin tưởng rằng, hội chợ triển lãm là một phần quan trọng của xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp có thể hội nhập vào thị trường quốc tế mà không cần trông vào sự bảo hộ của Nhà nước. Riêng đối với thị trường EU, các doanh nghiệp càng nên tích cực tham gia vào những kỳ hội chợ triển lãm tổ chức tại các nước thành viên EU để giới thiệu sản phẩm và thiết lập mối quan hệ trực tiếp với bạn hàng, từ đó tránh thất thiệt khi xuất khẩu qua trung gian.

Tuy nhiên, hàng năm EU có hàng chục ngàn hội chợ triển lãm lớn nhỏ khác nhau trên tất cả 15 quốc gia thành viên. Do khả năng tài chính có hạn, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên tham gia những hội chợ triển lãm chuyên ngành, có quy mô lớn và có chọn lọc khách mời. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể giảm thiểu chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Một trong những hội chợ thích hợp nhất với các doanh nghiệp Việt Nam, cả về tính chất lẫn quy mô, là hội chợ Frankfurt, được tổ chức tại thành phố Frankfurt của Đức. Hội chợ này chỉ triển lãm, giới thiệu những hàng gia dụng, tiêu dùng và lưu niệm nên rất phù hợp với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam.

2.7. Không dựa mãi vào mặt hàng sẵn có

Một trong những khó khăn, thách thức hàng xuất khẩu Việt Nam sang EU là cơ cấu nhập khẩu của thị trường này có những thay đổi mạnh trong vài năm trở lại đây. Trước tình hình này, doanh nghiệp Việt Nam cần có chính sách đa dạng hoá sản phẩm, theo đó doanh nghiệp phải tích cực đầu tư sản xuất vào những mặt hàng mà thị trường cần chứ không chỉ là những mặt hàng doanh nghiệp có. Bởi lẽ, nếu nhu cầu thị trường giảm xuống, không nhập khẩu gì hết, thì doanh nghiệp sẽ đứng trước tình trạng không trả nổi lương cho công nhân và buộc phải kêu cứu Nhà nước.

Sau nghi nghiên cứu thị trường EU, ta nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam không thể mãi mãi dựa vào mặt hàng truyền thống như dầu lửa, gạo, cà phê, dệt may, giày dép. Cần phải nhanh chóng chuyển sang những mặt hàng nông sản chế biến, hàng công nghiệp chế tạo. Ví dụ, một mặt hàng có triển vọng đặc biệt là thủy sản chế biến do nhu cầu thị trường EU còn lớn, nhưng tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam chưa nhiều do hạn chế về chất lượng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần xem xét khả năng xuất khẩu hàng điện tử phần mềm vi tính và hàng thủ công mỹ nghệ. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu tiêu dùng Liên bang Đức thì nhu cầu tiêu thụ quà tặng của nước này ngày càng tăng.

Những mặt hàng mỹ nghệ của Việt Nam chắc chắn sẽ gây không ít ngạc nhiên cho các khách hàng phương Tây. Bên cạnh đó, Đức, Pháp, Bỉ, Thuỵ Điển, Hà Lan và một số nước thành viên khác của EU mới đây đã báo động tình trạng thiếu kỹ sư tin học và các sản phẩm tin học, nên bắt đầu khuyến khích nhập khẩu lao động và sản phẩm tin học từ nước ngoài, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia đang mở rộng xuất khẩu mặt hàng này với giá thấp hơn nhiều so với Châu Âu. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp xu hướng này, thì chắc chắn sẽ nâng cao được kim ngạch xuất khẩu.

2.8. Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và hệthống quản lý môi trường ISO 14000 thống quản lý môi trường ISO 14000

Nói một cách khái quát, ISO 9000 là tập hợp một cách có hệ thống những kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất do Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO đặt ra. Nó có tác dụng giúp các đơn vị sản xuất cải tiến hệ thống quản lý nhằm đạt được các mục tiêu tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm lãng phí và tỷ lệ phế phẩm để duy trì một dạng sản phẩm luôn có chất lượng đồng nhất và phấn đấu hạ giá thành..

Hiện nay, "vấn đề chất lượng" nổi lên như là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thương mại và công nghiệp. Càng ngày, khách hàng EU nói riêng và khách hàng trên khắp thế giới nói chung càng có yêu cầu lớn đối với các nhà cung cấp như đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ, chấp hành đầy đủ và nhanh chóng các điều kiện khác trong hợp đồng như thời hạn cung cấp, thái độ phục vụ v.v... Thông thường, khách hàng không chỉ muốn có được sản phẩm thích hợp với khả năng thanh toán của họ mà còn muốn các yêu cầu của họ phải được giải quyết một cách nhanh chóng. Vì vậy đối với một số sản phẩm xuất khẩu, việc chứng nhận phù hợp ISO 9000 gần như là một yêu cầu bắt buộc, là một trong những điều kiện giúp sản phẩm Việt Nam thâm nhập vào những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản; tạo lợi thế và uy tín trong cạnh tranh thương mại quốc tế.

ISO 14000 là Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường, được xây dựng trên cơ sở thoả thuận quốc tế bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh

được để thiết lập nên Hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở.

Cũng như Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý (đối tượng quản lý của ISO 9000 là chất lượng, còn của ISO 14000 là môi trường). Ở các quốc gia đã có sức ép mạnh về yêu cầu bảo vệ môi trường như Hoa Kỳ, Canada, các nước EU, Nhật Bản,... Vì vậy, có thể nói rằng ISO 14000 cũng chính là một chìa khoá giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở cánh cửa vào thị trường EU. Bởi vì các sản phẩm có chất lượng cao nhưng quá trình sản xuất không đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường thì cũng không được nhập khẩu vào thị tr- ường EU theo quy định của Uỷ ban Châu Âu (ECC) hoặc bị người tiêu dùng EU tẩy chay (cụ thể là mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam đang bị người tiêu dùng Anh tẩy chay). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 90 - 95)