Thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 30 - 32)

Việc khai thông EU đã đòi hỏi nước ta phải phảt triển cơ sở vật chất và năng lực của một số ngành như công nghiệp trong các lĩnh vực như: chế biến điều, rau quả, cao su, cà phê, thực phẩm,... Riêng với ngành thủy sản đã làm chuyển biến đáng kể năng lực khai thác, nuôi trồng và năng lực hậu cần, dịch vụ, làm chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế vùng biển. Đồng thời sự phát triển về xuất khẩu đối với một số mặt hàng nông nghiệp như cà phê, điều, chè; hàng công nghệ phẩm như: may mặc, giày dép đã tao sự chuyển đổi nhanh chóng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và sự đổi mới không ngừng sản phẩm làm ra.

Vai trò của ngành dệt may, giày dép, thủy hải sản đã góp phần kkông nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cũng nhờ đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp mà tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng nhanh, đặc biệt là sự thay đổi lớn trong cơ cấu công nghiệp – nông nghiêp – dịch vụ. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu được các mặt hàng trên vào thị trường EU sẽ giúp Việt Nam

thu được một số ngoại tệ lớn nhằm nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, để nâng cao năng lực sản xuất trong nứoc, tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao, mẫu mã kiểu cáh phong phú có thể cạnh tranh được với hàng hoá thế giới từ đó tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.

Nếu chỉ nói đến thuận lợi thôi thì sẽ là chưa đủ, vì bên cạnh những thuận lợi Việt Nam còn phải gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU.

CHƯƠNH II

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNGEU TRONG THỜI GIAN QUA EU TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang thị trường liên minh châu âu giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 30 - 32)