Hoạt động sử dụng vốn (chủ yếu là cho vay)

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh sông nhuệ (Trang 35 - 37)

Bảng 0.2.Tình hình hoạt động cho vay tại NHCTVN- Chi nhánh Sông Nhuệ Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ cho vay 589.986 100,00 1.128.848 100,00 1.693.271 100,00 538.862 91,33 564.423 49,99

I. Theo thời gian

1. Nợ ngắn hạn 342.900 58,12 702.708 62,25 1.102.827 65,13 359.808 104,93 400.119 56,94 2. Nợ trung hạn 142.246 24,11 226.447 20,06 334.760 19,77 84.201 59,19 108.313 47,83 3. Nợ dài hạn 104.840 17,77 199.693 17,69 255.684 15,1 94.853 90,47 55.991 28,04 II. Theo khách hàng 1. Cho vay tổ chức kinh tế 496.237 84,11 947.555 83,94 1.412.865 83,44 451.318 90,95 465.310 49,11 2. Cho vay cá nhân 93.749 15,89 181.293 16,06 280.406 16,56 87.544 93,38 99.113 54,67 III. Theo loại tiền cho

vay

1. VND 487.328 82,60 925.768 82,01 1.384.926 81,79 438.440 89,97 459.158 49,60 2. Ngoại tệ (quy đổi) 102.658 17,40 203.080 17,99 308.345 18,21 100.422 97,82 105.265 51,83

Qua bảng số liệu 2.2, có thể thấy dư nợ cho vay của NHCTVN – Chi nhánh Sông Nhuệ tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 538.862 triệu đồng, tương đương 91,33% so với năm 2011. Năm 2013, tiếp tục tăng thêm 564.423 triệu đồng (tương đương 49,99%) so với năm 2012, đạt dư nợ cho vay 1.693.271 triệu đồng. Sự gia tăng liên tục về dư nợ cho vay này tỷ lệ thuận với sự gia tăng về nguồn vốn huy động. Năm 2012, nguồn vốn huy động tăng mạnh nên dư nợ cho vay toàn chi nhánh cũng tăng mạnh tới 91,33%. Nếu so sánh mức tăng về tổng dư nợ cho vay với mức tăng về tổng nguồn vốn huy động tại bảng 2.1 có thể thấy hai chỉ tiêu này tăng với tỉ lệ tương ứng. Điều này cho thấy việc chi nhánh đã sử dụng được đồng vốn huy động vào hoạt động cho vay, tránh tình trạng dư thừa vốn.

- Theo thời gian

Nếu phân loại dư nợ theo kì hạn là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thì dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh. Năm 2011 chiếm 58,12%; năm 2012 chiếm 62,25% và năm 2013 chiếm 65,13%. Không chỉ chiếm một tỉ trọng cao nhất mà dư nợ ngắn hạn còn tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2012 tăng mạnh tới 104,93% so với năm 2011, năm 2013 tăng nhẹ hơn là 56,94%. Nguyên nhân khiến dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao như vậy là do nhu cầu tín dụng ngắn hạn của DN trên địa bàn lớn hơn so với nhu cầu vốn trung-dài hạn, hơn nữa chi nhánh có một bộ phận lớn KH trong lĩnh vực kinh doanh thương mại với những hoạt động sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, không thường xuyên. Các DN này chủ yếu có nhu cầu sử dụng nguồn vốn trong ngắn hạn để để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của mình và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

Bên cạnh đó, cho vay trung-dài hạn thường chứa đựng nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động hiện nay, khi nguồn vốn huy động từ khách hàng tập trung lớn vào kỳ hạn 1-3 tháng. Hơn nữa, nhiều DN chưa đáp ứng được điều kiện chặt chẽ cho vay trung-dài hạn bởi món vay trung-dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro hơn và cần nhiều điều kiện cho vay chặt chẽ hơn. Do đó, chỉ tồn tại một số DN vay trung hạn là các công ty, tập đoàn lớn như Viettel, Vinacomi, PVN,...Các khoản vay dài hạn chủ yếu là cho vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu dân cư như cho vay mua xe ô tô, cho vay mua nhà hay các sản phẩm cho vay du học. Chính vì vậy là tỉ trọng dư nợ của dư nợ trung và dài hạn có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2011, nếu tỷ trọng dư nợ trung hạn là 24,11% thì năm 2013 chỉ còn 19,77%. Tỷ trọng dư nợ dài hạn năm 2011 là 17,77% thì năm 2013 là 15,1%. Không chỉ giảm về tỷ trọng mà về mức tăng qua các năm cũng giảm dần, đặc biệt là dư nợ trung hạn. Nếu năm 2012 tăng mạnh tới 90,47% so với năm 2011 thì năm 2013 chỉ còn tăng 28,04% so với năm 2012.

- Theo khách hàng

Một phần do đặc thù vị trí của chi nhánh nằm trên đường Quang Trung, tuyến đường chính của quận, xung quanh địa bàn này tập trung rất nhiều các văn phòng, các công ty và các DN với đủ các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Nếu như nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu đến từ các tổ chức kinh tế thì dư nợ cho vay của chi nhánh cũng tập trung giải ngân cho các đối tượng này. Các con số đã chỉ ra dư nợ cho vay đối với các tổ chức kinh tế luôn chiếm giữ một mức cao hơn hẳn so với dư nợ cho vay cá nhân. Cụ thể: Năm 2011, chiếm tỷ trọng 84,11%; năm 2012 và năm 2013 giảm không đáng kể, duy trì ở mức 83,94% và 83,44%. Sự giảm của tỷ trọng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và tăng của cho vay cá nhân (năm 2011 là 15,89% đến năm 2013 là 16,56%) là do trong thời gian gần đây, ngân hàng ngày càng nâng cao được uy tín của mình, được nhiều cá nhân biết đến và tin tưởng, làm phát sinh nhiều hơn các quan hệ tín dụng với ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay cá nhân tính đến năm 2013 đã tăng tới 186.657 triệu đồng, tương đương gần 200% so với năm 2011. Với tình hình khó khăn của các DN, nâng cao dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân là một hướng đi đúng đắn và an toàn tại thời điểm hiện tại.

- Theo loại tiền cho vay

Các khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh chủ yếu là các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trong nước. Do đó ngân hàng chủ yếu sử dụng đồng nội tệ để cho vay. Dư nợ nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) trong 3 năm. Năm 2012, chi nhánh cho vay bằng VNĐ là 925.768 triệu đồng, tăng 89,97% so với năm 2011 và năm 2013 là 1.384.926 triệu đồng, tăng 49,6% so với năm 2012. Tốc độ tăng của dư nợ nội tệ tương đương với mức tăng của nguồn vốn huy động bằng nội tệ.

Dư nợ ngoại tệ chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn nhưng có xu hướng tăng nhẹ về tỷ trọng. Năm 2011 chiếm 17,4%, tăng thêm 0,81% đạt 18,21% vào năm 2013. Số dư nợ ngoại tệ này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của các DN tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thanh toán cho đối tác nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa hay cho vay dưới hình thức chiết khấu bộ chứng từ, cho vay các dự án theo quyết định của Chính phủ hoặc cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Do nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ của khách hàng ngày càng tăng nên dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2013 đạt 308.345 triệu đồng, tăng 205.687 triệu đồng tương đương 200% so với năm 2011.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh sông nhuệ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)