Công tác thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh sông nhuệ (Trang 82 - 85)

Yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất trong quá trình thẩm định khách hàng là thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ khách hàng mang đến. Cán bộ ngân hàng phải thẩm định xem xét tư cách pháp lý của khách hàng thông qua các giấy tờ có liên quan như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi khách hàng tham gia SXKD. Đồng thời cần nắm được các quy định của pháp luật về những ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

Bên cạnh tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng; ngân hàng cần xem xét tới mục đích vay vốn cụ thể của khách hàng. Mục đích đó có hợp pháp hay không, có thiết thực hay không, có hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế để đảm bảo được cho khả năng trả nợ của khách hàng hay không. Đây chính là căn cứ quan trọng để ngân hàng đánh giá khách hàng về cơ hội phát triển cũng như là một yếu quan trọng giúp ngân hàng nhận ra những thách thức, khó khăn mà khách hàng gặp phải nếu thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đó.

Nếu mục đích vay vốn của khách hàng nằm trong danh mục các khoản vay được ưu tiên và khách hàng có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý của mình thì vấn đề tiếp theo ngân hàng cần quan tâm đó chính là việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng. Việc đánh giá này được dựa trên hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính hàng kỳ của các DN. Đồng thời cán bộ ngân hàng cần thu thập thông tin qua các tổ chức, cá nhân có liên quan như: cơ quan thuế, nhà cung cấp, khách hàng, đối tác,…của các DN. Việc đánh giá phân tích năng lực tài chính của khách hàng đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải có nền tảng kiến thức tốt về kế toán, kiểm toán, thường xuyên cập nhật các quy định mới về hệ thống kế toán tài chính. Bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng cần đánh giá tình hình tài chính của khách hàng thông qua các chỉ tiêu như vốn tự có của khách hàng (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động), nguồn hình thành, nợ phải trả (nếu có), tài sản khách hàng đang sở hữu…Từ đó, mới đánh giá được chính xác và trung thực những con số mà các doanh nghiệp gửi đến ngân hàng.

Có một yếu tố quan trọng khi đánh giá khách hàng nhưng rất nhiều ngân hàng hiện nay lại bỏ qua, đó chính là việc đánh giá đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Người quản lý là người nắm vai trò chủ đạo trong quá trình định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Tư cách, đạo đức và năng lực của người lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và vững mạnh của chính doanh nghiệp đó. Do vậy, ngân hàng cần đề cao vấn đề đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp trong quá trình thẩm định khách hàng. Đây là việc làm không hề đơn giản, đòi hỏi sự khéo léo, nhạy bén và khả năng nắm bắt thông tin tốt của các cán bộ ngân hàng,

Thứ hai, thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh

Trước tiên, muốn biết phương án SXKD này có khả thi hay không, cần dựa vào việc đánh giá nhu cầu thị trường. Thông qua mục đích sử dụng vốn vay, ngân hàng cần xem xét thị trường mà DN đang hướng tới có tiềm năng hay không. Để đánh giá được tiêu chí này, cán bộ ngân hàng cần tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các chỉ tiêu chung của ngành, xu hướng phát triển ngành trong tương lai.

Sau khi xem xét nhu cầu thị trường về lĩnh vực kinh doanh mà khách hàng tham gia, cán bộ ngân hàng cần tiếp tục đánh giá khả năng xâp nhập thị trường của sản phẩm đó có tốt hay không. Cần xem xét và nghiên cứu về kế hoạch chi tiết của khách hàng trong từng bước như sản xuất, quảng bá cũng như kênh phân phối sản phẩm (đối với các doanh nghiệp sản xuất) và cách thức marketing để khách hàng biết đến sản phẩm của mình (đối với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ). Dựa vào bản kế hoạch chi tiết đó, ngân hàng sẽ xem xét tính hợp lí về mặt thời gian, cách thức và chiến lược thâm nhập thị trường cho sản phẩm của DN. Bên cạnh đó là các biện pháp tư vấn, hỗ trợ để phương án SXKD của khách hàng khả thi, hiệu quả hơn.

Một trong những hạn chế của các DN ở Việt Nam hiện nay chính là thiếu những hiểu biết và kinh nghiệm về công nghệ, dẫn tới việc tiêu tốn tiền của nhưng công nghệ của về lại lạc hoặc không phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp. Do vậy, việc đánh giá về thiết bị dây chuyền sản xuất của khách hàng là rất quan trọng, thông qua đó ngân hàng có thể biết được với thực trạng về công nghệ hiện nay của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể đảm bảo được việc sản xuất kinh doanh diễn ra đúng với kế hoạch đã định và cho năng suất cao hay không. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng.

Thứ ba, thẩm định tài sản đảm bảo

Ngoài việc kiểm tra tình hình thực tế của TSĐB, CBNV của chi nhánh cần có sự tham khảo và hiểu biết về một số tài sản mà các doanh nghiệp vay vốn thường mang đi cầm cố, thế chấp để vay vốn. Hoặc chi nhánh có thể cử CBNV đi học các lớp nghiệp vụ về vấn đề này để họ có thêm kiến thức trong việc đánh giá chính xác giá trị thực tế của TSĐB, tính thanh khoản của TSĐB và giá trị hao mòn của tài sản... Quan trọng hơn, CBNV phải kiểm tra rõ tính pháp lý, giấy tờ sở hữu của TSĐB xem có đúng đang thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp vay vốn không để tránh tình trạng tài sản không hợp pháp khi phát mại trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh sông nhuệ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)