lượng tín dụng ngay từ bước đánh giá khách hàng và phương án trả nợ của khách hàng, đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay cho ngân hàng dù trong lúc tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn.
Năm 2013, doanh số thu nợ từ các DN tăng 322.138 triệu đồng, tăng 29,45% so với năm 2012. Mặc dù con số này tăng ít hơn năm 2012 nhưng không có nghĩa là chất lượng tín dụng với các DN giảm xuống. Trong tổng doanh số thu nợ năm 2013 có đến 83,65% là doanh số thu nợ của các DN và mức tăng của doanh số thu nợ khá tương đương với mức tăng của doanh số cho vay (năm 2013, mức tăng của doanh số cho vay là 27,98%). Điều đó cho thấy với các chính sách và biện pháp tiến hành thu hồi nợ được tiếp tục thực hiện, công tác thu hồi nợ của Vietinbank chi nhánh Sông Nhuệ vẫn diễn ra tương đối tốt. Việc mức tăng thấp hơn so với năm 2012 chủ yếu là do mức tăng về doanh số cho vay của năm 2013 thấp hơn so với mức tăng về doanh số cho vay của năm 2012, kéo theo mức tăng về doanh số thu nợ của năm 2013 thấp hơn năm 2012. Ngoài ra, một số khoản vay được giải ngân vào thời điểm cuối năm, ngân hàng cho khách hàng vay ngắn hạn dưới một năm nên chưa thu hồi được nợ ngay mà kì hạn trả nợ vào năm 2014. Một số khoản vay khác khách hàng không trả đúng kì hạn để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, tập trung chủ yếu ở nhóm các doanh nghiệp sản xuất gặp phải khó khăn trong việc bán thành phẩm, làm tăng giá trị hàng tồn kho và khó thu hồi vốn khiến ngân hàng chưa thu hồi được nợ khiến tỉ trọng doanh số thu nợ của năm 2013 thấp hơn năm 2012 là 3,3%.
2.3.4. Tình hình dư nợ cho vay tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Sông Nhuệ. Sông Nhuệ.
Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu. Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp.
Nhìn vào bảng số liệu 2.8 về tình hình dư nợ của chi nhánh, có thể thấy dư nợ liên tục tăng trong 3 năm 2011 – 2013. Năm 2012, dư nợ tăng 149.578 triệu đồng, tương đương 33,66% so với năm 2011. Sự gia tăng này một phần do doanh số cho vay DN tăng cao (52,25%). Tuy nhiên mức tăng này thấp hơn mức tăng của doanh số thu nợ (tăng 55,89%), mà Dư nợ cuối kì = Dư nợ đầu kì + Doanh số cho vay trong kì – Doanh số thu nợ trong kì, do vậy mức tăng của dư nợ DN tăng nhẹ, thấp hơn mức tăng của doanh số cho vay và thu nợ. Năm 2013, dư nợ DN tiếp tục tăng, về giá trị tuyệt đối tăng 175.315 triệu đồng, về giá trị tương đối tăng 29,52% so với năm 2012. Tuy nhiên sự giảm này không đáng kể do tổng doanh số cho vay và doanh số cho vay DN của chi nhánh đều tăng thấp hơn 2012. Sự tăng trưởng không có chênh lệch quá lớn và không quá cao qua các năm thể hiện một sự ổn định, chưa có dấu hiệu của sự tăng trưởng nóng và sự vượt quá khả năng về vốn cũng như hoạt động kiểm soát rủi ro của ngân hàng.
Bảng 2.8. Tình hình dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn giai đoạn 2011– 2013 Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch năm 2011-2012 Chênh lệch năm 2012- 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 261.901 395.260 577.934 133.359 50,92% 182.674 46,22% Cho vay trung dài hạn 182.451 198.670 191.311 16.219 8,89% (7.359) (3,7) Dư nợ 444.352 593.930 769.245 149.578 33,66% 175.315 29,52% (Nguồn: Phòng tín dụng của Vietinbank chi nhánh Sông Nhuệ) Theo biểu đồ về tỷ trọng dư nợ DN theo kỳ hạn giai đoạn 2011 -2013 cho ta thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay và có xu hướng tăng dần. Năm 2011, cho vay ngắn hạn chiếm 58,94% tổng dư nợ cho vay, năm 2012 chiếm 66,55% và năm 2013 chiếm 75,13%. Bảng 2.8 về tình hình dư nợ cho thấy dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2012 là 395.260 triệu đồng, tăng 133.359 triệu đồng, tương ứng 50,92% so với năm 2011. Đến năm 2013, chỉ tiêu dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn tiếp tục
tăng, đạt 577.934 triệu đồng, tăng 182.674 triệu đồng, tương ứng 46,22% so với năm 2012. Mức tăng này giảm nhẹ không đáng kể vì năm 2013, mức tăng về dư nợ tăng thấp hơn năm 2012.
Từ cơ cấu và mức tăng về dư nợ cho vay ngắn hạn đã chỉ ra ở trên có thể thấy Vietinbank chi nhánh Sông Nhuệ rất chú trọng vào việc phát triển tín dụng đối với hình thức cho vay ngắn hạn. Ngân hàng cho các DN vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của DN, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối, có vòng quay vốn lưu động nhanh, có dòng tiền luân chuyển thực qua hệ thống ngân hàng như các công ty lương thực thực phẩm, điện tử, giáo dục, thuốc, thiết bị y tế,…Việc cho vay các đối tượng này sẽ giúp chi nhánh giảm thiểu được rủi ro, do có hàng hóa thực tế và kinh doanh thật, nhu cầu không quá lớn, ngân hàng có thể nắm bắt và giám sát việc sử dụng vốn vay của các đối tượng này. Hơn nữa các khách hàng này chủ yếu kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu nên ít chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế hơn, nên mức độ đảm bảo về nghĩa vụ trả nợ cao hơn các đối tượng khác.
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng cho vay của Vietinbank chi nhánh Sông Nhuệ giai đoạn 2011-2013
Ngược lại với mức tăng về tỷ trọng dư nợ ngắn hạn thì tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây: Năm 2011 chiếm 41,06%, năm 2012 giảm xuống còn 33,45% và năm 2013 giảm chỉ còn 24,78%. Dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2012 là 198.670 triệu đồng, tăng 16.219 triệu đồng, tương đương
8,89% so với năm 2011. Đây là con số tăng thấp hơn khá nhiều nếu so sánh với dư nợ cho vay của ngân hàng năm 2012 là 33,66%. Sang đến năm 2013, con số dư nợ này không những không tăng mà còn giảm 3,7%, tức là giảm 7.359 triệu đồng so với năm 2012.
Điều này dễ dàng có thể hiểu bởi các DN ở nước ta có quy mô nhỏ cả về vốn và lao động, thời gian hoạt động chưa lâu, thông tin thiếu minh bạch và giá trị TSĐB không đủ lớn để có thể đảm bảo cho các khoản vay trung và dài hạn. Do vậy, các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất có nhu cầu vay vốn để mua sắm tài sản cố định, đổi mới dây chuyền sản xuất, thực hiện các dự án đầu tư trung và dài hạn rất khó khăn trong tiếp cận vốn vay trung, dài hạn vì không đáp ứng được các điều kiện của ngân