Kiến nghị đối với NH Công Thương Việt nam

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh sông nhuệ (Trang 89 - 92)

- Ngân hàng Công Thương cần có sự chỉ đạo cụ thể về lãi suất trong toàn hệ thống tránh tình trạng các chi nhánh trong hệ thống cạnh tranh không lành mạnh.

- Hiện nay các điều kiện về môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng còn nhiều thiếu sót, bất cập, chính vì vậy việc Chính phủ thường xuyên đưa ra những Nghị định để chỉ đạo hoạt động của ngành ngân hàng là sự cố gắng rất lớn của Nhà nước nhằm từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự phát triển của ngành. Khi các Nghị định này ra đời, ngân hàng TMCPCTVN cần hướng dẫn kịp thời các quy chế, quy định của NHNN, tránh tình trạng NHNN ban hành cơ chế, quy định mới nhưng rất lâu sau Hội sở mới có văn bản hướng dẫn gây khó khăn cho Chi nhánh trong quá trình thực hiện, giúp họ giải tỏa kịp thời những vướng mắc để nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời, ngân hàng TMCPCTVN khi ban hành các văn bản hướng dẫn cũng cần phải làm đồng bộ, phù hợp với thực tế, giảm việc chỉnh sửa, thay đổi thường xuyên.

- Với tư cách là đơn vị chủ quản của toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCPCTVN và có các phòng ban chuyên trách đảm nhiệm công tác hoạch định chính sách cho vay và quản trị rủi ro cho vay, Ngân hàng TMCPCTVN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản trị rủi ro định hướng thông lệ quốc tế. Cụ thể:

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng trong thời gian vừa qua, nghiên cứu nhằm bổ sung và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đây sẽ là tiền đề cho việc xây

dựng hệ thống xếp hạng cho vay của Ngân hàng TMCPCTVN, từ đó có thể áp dụng phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế.

+ Ngân hàng cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như mô hình định lượng để xác định giới hạn cho vay trên cơ sở mức độ rủi ro của doanh nghiệp, xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng cho toàn hệ thống.

+ Cần phát triển hệ thống thông tin quản lý đảm bảo cập nhật, chính xác và đầy đủ. Hệ thống thông tin này được tập trung tại trụ sở chính, kết nối trực tuyến với các chi nhánh trên cơ sở mạng máy tính nội bộ. Nội dung hệ thống này bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho hoạt động quản trị rủi ro cho vay của ngân hàng.

- Định kỳ xây dựng bảng giá nhà đất từng khu vực và những diễn biến về tình hình biến động giá bất động sản trên thị trường để các Chi nhánh tham khảo cho vay cũng như điều chỉnh dư nợ một cách kịp thời phù hợp với xu hướng thị trường.

- Cần ban hành quy định cụ thể, chặt chẽ; lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ cho vay, thực sự coi hồ sơ cho vay như một tài sản quan trọng của ngân hàng, là cơ sở khẳng định sở hữu của ngân hàng đối với phần tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Kết luận chương 3

Toàn bộ chương 3 đã nêu lên định hướng hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu cụ thể của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Nhuệ trong những năm tới. Từ đó, chương 3 nêu lên sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng và nêu lên các giải pháp cụ thể. Đồng thời chương 3 cũng nêu lên một số kiến nghị đối với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, đối với Ngân hàng Nhà nước và đối với NHTMCP Công thương Việt Nam với mong muốn có thể góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Sông Nhuệ.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, ngân hàng phải đảm bảo cả về quy mô và chất lượng tín dụng. Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng ở ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Sông Nhuệ” đã nêu lên một số những lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng, tìm hiểu và vận dụng vào việc phân tích để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Đồng thời khoá luận đã giới thiệu hoạt động của Vietinbank-chi nhánh Sông Nhuệ trong giai đoạn 2011-2013, phân tích chất lượng tín dụng tại chi nhánh, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động này, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại đây.

Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng tín dụng là một vấn đề lớn, cần có hệ thống các giải pháp và các điều kiện thực hiện đồng bộ. Do đó trong bài khoá luận này, em chỉ mong muốn đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Để giải pháp được thực thi và phát huy tác dụng thì cần có sự nỗ lực từ bản thân ngân hàng, có sự quan tâm phối hợp hỗ trợ của Chính phủ và NHNN cũng như các cấp, các ngành có liên quan.

Do hiểu biết bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài khoá luận không thể tránh khỏi một số khiếm khuyết, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như bạn đọc quan tâm đến đề tài để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. PGS. TS. MAI VĂN BẠN (2009), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

2. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê

3. Học viện ngân hàng (2010), Giáo trình tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê 4. TS. Phạm Hữu Hồng Thái, TS. Phạm Hoàng Ân và cộng sự (2011), Luận án “Đánh giá thực trạng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay”.

5. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

6. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

7. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng

9. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Nhuệ (2011, 2012, 2013), Báo cáo tài chính.

10. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Nhuệ (2011, 2012, 2013), Báo cáo thu nhập chi phí.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh sông nhuệ (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)