Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại Công thương Việt Nam-Ch

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh sông nhuệ (Trang 25 - 92)

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Nhuệ. nhánh Sông Nhuệ.

Sơ đồ 0.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng:

( Nguồn : Bộ phận kiểm soát NHCTVN – Chi nhánh Sông Nhuệ). 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

1 - Giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành chung mọi nghiệp vụ kinh doanh trong Chi nhánh, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn do Tổng Giám đốc và Giám

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 1

Phòng kế toán

ngân quỹ Phòng tín dụng Cửa hàng vàng bạc

Quầy kinh doanh Quầy ngân quỹ Quầy cho vay thu nợ Bộ phận kiểm soát Quầy huy động vốn Phòng giao dịch NH Hà Đông Tổ tín dụng Tổ kế toán ngân quỹ

đốc NH TMCP Công Thương VN - Chi nhánh Sông Nhuệ uỷ quyền và theo quy định của pháp luật.

2 - Các Phó giám đốc:

- PGĐI: Phụ trách phòng Kế toán và Ngân quỹ, bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ. - PGĐII: Phụ trách hoạt động tín dụng trong toàn Chi nhánh, hoạt động kinh doanh của cửa hàng vàng bạc.

3 - Phòng Tín dụng: Chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của PGĐII. Cơ cấu tổ chức của phòng gồm:

- Trưởng phòng Tín dụng: Chịu trách nhiệm về các công việc sau:

+ Phân công cán bộ phụ trách địa bàn, kiểm tra đôn đốc cán bộ thực hiện nhiệm vụ được giao, kiểm tra việc chấp hành quy chế, chế độ cho vay của ngành, và quy định, hướng dẫn của NH TMCP Công Thương VN - Chi nhánh Sông Nhuệ.

+ Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tái thẩm định lại (Theo quy định và trong trường hợp thấy cần thiết) hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc lãi, điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc, lãi và ghi ý kiến của mình vào các hồ sơ đó.

+ Chỉ đạo lập báo cáo gửi cấp trên và theo quy định của Ban lãnh đạo Chi nhánh. - Cán bộ tín dụng: Là người chịu trách nhiệm về khoản vay do mình thực hiện và được phân công thực hiện các nghiệp vụ sau:

+ Chủ động tìm dự án, phương án khả thi của khách hàng, làm đầu mối tiếp xúc với khách hàng, với cấp uỷ và chính quyền địa phương.

+ Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, lập hồ sơ kinh tế theo địa bàn phụ trách, lập hồ sơ và theo khách hàng, mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ.

+ Giải thích, hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay; hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

+ Thẩm định các điều kiện cho vay vốn theo quy định, lập báo cáo them định, cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

+ Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay khi có ý kiến của Giám đốc hay người được uỷ quyền.

+ Giải ngân cho vay, thu nợ (trường hợp giao dịch một cửa). + Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

+ Lập hồ sơ và thẩm định trong trường hợp khách hàng đề nghị ra hạn nợ gốc , lãi; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi.

+ Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, đề xuất ý kiến xử lý khi cần thiết; thực hiện những biện pháp xử lý vi phạm tín dụng theo quyết định của Giám đốc hay người được uỷ quyền. Lưu giữ hồ sơ theo quy định.

- Cửa hàng vàng bạc: Thực hiện mua bán kinh doanh vàng bạc theo quy định theo quy định.

4 - Phòng Kế toán - Ngân quỹ:

* Quầy cho vay- thu nợ: Làm các công việc sau:

- Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay.

- Hạch toán nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi và chuyển tới kiểm soát viên để kiểm soát và chuyển sang quầy quỹ để giải ngân, chuyển nợ quá hạn, sao kê hợp đồng vay vốn, sổ vay vốn, sao kê nợ đến hạn, nợ quá hạn đe cung cấp cho cán bộ tín dụng (trong trường hợp chưa thực hiện giao dịch một cửa).

Làm dịch vụ thanh toán và hạch toán nội bảng ngân hàng, hạch toán thu chi trả lãi. * Quầy huy động vốn: Chịu trách nhiệm huy động tiền gửi dân cư theo nhiều phương thức, kỳ hạn và sản phẩm khác nhau như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn cả nội và ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng…; thực hiện mở tài khoản và hạch toán tiền gửi thanh toán cho khách hàng.

* Quầy kinh doanh ngoại tệ- chuyển tiền điện tử, phát triển sản phẩm dịch vụ mới: làm nhiệm vụ thanh toán chuyển tiền đi, đến bằng máy tính nối mạng điện tử, tham gia mua ngoại tệ của khách hàng và tổ chức kinh tế, bán ngoại tệ cho ngân hàng cấp trên và cho khách hàng theo quy định của ngân hàng Nhà nước về quản lý kiều hối.

* Quầy ngân quỹ: Làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt, thực hiện phân loại, bảo quản tiền trong kho, ngoài quầy theo quy định của ngành, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt giao dịch của Chi nhánh và của khách hàng.

5 - Bộ phận kiển tra kiểm soát nội bộ: Bộ phận này chịu sự quản lý trực tiếp của Ban lãnh đạo, có chức năng kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm làm cho hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của ngành, của Nhà nước và pháp luật. Trong quá trình kiểm tra kiểm soát phát hiện sai sót giúp nhà quản

chính xác, cụ thể về hoạt động kinh doanh của đơn vị cho Ban lãnh đạo ngân hàng, giúp lãnh đạo có phương hướng thích hợp để xử lý mọi vấn đề phát sinh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.

2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Công Thương Việt Nam Chi nhánh Sông Nhuệ trong những năm gần đây. Việt Nam Chi nhánh Sông Nhuệ trong những năm gần đây.

2.2.1. Hoạt động huy động vốn.

Qua bảng số liệu 2.1 dưới đây, có thể nhận thấy tình hình huy động vốn của NHTMCTVN- Chi nhánh Sông Nhuệ có mức tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 2011 - 20132. Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là 1.154.901 triệu đồng, sang đến năm 2012 đạt 2.169.231 triệu đồng, tăng 1.014.330 triệu đồng (tương đương 87,83%) so với năm 2011. Năm 2013, tổng số tiền huy động của chi nhánh đạt 3.219.607 triệu đồng, tăng 1.050.376 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỉ lệ 48,42%. Sự gia tăng về tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm vì trong thời gian này, chi nhánh đã liên tục quảng bá rộng rãi tới khách hàng các chương trình khuyến mại, các gói tiết kiệm hấp dẫn và lãi suất ưu đãi như từ ngày 11-9-2012, NH áp dụng biểu lãi suất mới với lãi suất huy động cao nhất là 13%/năm (kỳ hạn 13 tháng nhận lãi cuối kỳ), kỳ hạn 12 tháng lãi suất cũng lên tới 12,5%/năm. Trong giai đoạn này, chi nhánh đã mở rộng và phát triển thêm các hình thức huy động đa dạng như tiết kiệm online hay tiết kiệm tại nhà; các sản phẩm tiết kiệm siêu linh hoạt cho trẻ em, sản phẩm tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm hay giảm phí cho các loại tiền gửi thanh toán. Cùng sự nỗ lực trong công tác Marketing, chi nhánh đã nâng cao được hình ảnh và vị thế của mình trong khu vực, được nhiều người biết đến và tin tưởng, giúp tăng lượng tiền gửi và tăng nguồn vốn hoạt động cho chi nhánh.

Bảng 0.1. Tình hình huy động vốn của ngân hàng thương mại Công Thương VN – Chi nhánh Sông Nhuệ giai đoạn 2011 -2013. Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Báo báo tài chính NHTMCTVN-Chi nhánh Sông Nhuệ) Chênh lệch

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng NV huy động 1.154.901 100,00 2.169.231 100,00 3.219.607 100,00 1.014.330 87,83 1.050.376 48,42 I. TG theo kỳ hạn 1. Không kỳ hạn 303.590 26,29 638.405 29,43 887.968 27,58 334.815 110,29 249.563 39,09 2. TG < 12 tháng 701.206 60,72 1.291.777 59,55 2.006.137 62,31 590.571 84,22 714.360 55,30 3. TG >= 12 tháng 150.105 12,99 239.049 11,02 325.502 10,11 88.914 59,25 86.453 36,17 II. TG theo thành phần KT 1. TG của tổ chức kinh tế 866.388 75,02 1.606.532 74,06 2.250.505 69,90 740.144 85,43 643.973 40,08 2. TG của cá nhân 288.513 24,98 562.699 25,94 969.102 30,10 274.186 95,03 406.403 72,22 III. Theo loại tiền gửi

1. VND 1.008.459 87,32 1.885.062 86,90 2.862.553 88,91 876.603 86,93 977.491 51,85 2. Ngoại tệ (quy đổi) 146.441 12,68 284.169 13,10 357.054 11,09 137.728 94,05 72.885 25,65

- Theo kỳ hạn gửi:

Tiền gửi được chia thành 3 nhóm là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên. Theo cách phân chia trên thì tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỉ trọng cao nhất: Năm 2011 chiếm 60,72%; năm 2012 chiếm 59,55% và năm 2013 chiếm 62,31%. Không chỉ chiếm tỉ trọng cao nhất, loại tiền gửi này còn tăng qua các năm: Năm 2012 tăng 590.571 triệu đồng, tương ứng 84,22% so với năm 2011; năm 2013 tăng 714.360 triệu đồng, tương ứng 55,30% so với năm 2012. Với các loại tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng này, chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Năm 2012, với cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NHTM, đẩy lãi suất huy động có thời điểm lên tới 12-13%, điều này đã làm gia tăng đột biến tiền gửi với mức tăng lên tới 84,22%. Sang đến năm 2013, nhờ chính sách của NHNN trong việc kiểm soát chặt chẽ trần lãi suất huy động(các kỳ hạn dưới 12 tháng sẽ hưởng lãi suất là 8-10%/năm) làm cho nguồn vốn huy động có mức tăng thấp hơn so với năm 2012 nhưng vẫn ở mức cao. Trước tình hình giảm lãi suất huy động như vậy, ngân hàng vẫn duy trì được lượng tiền huy động có kì hạn dưới 1 năm (do các chính sách với khách hàng có nhiều khác biệt hơn so với nhiều ngân hàng khác như dịch vụ làm thẻ cho các khách hàng muốn mở tài khoản tại ngân hàng là hoàn toàn miễn phí, hay nếu một khách hàng duy trì một số dư tiết kiệm nhất định và vay một số tiền nhất định thì sẽ được ưu đãi về lãi suất, miễn phí dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, tư vấn miễn phí một vài lần trong năm, những ưu đãi có thể được phân lớp theo số dư…). Điều này đã thể hiện uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng và tìm đến với ngân hàng nhiều hơn; giúp ngân hàng đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Biểu đồ 0.1. Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2013

Nắm giữ tỷ trọng cao thứ 2 sau tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng là tiền gửi thanh toán với tỉ trọng dao động trong khoảng từ 26% đến gần 30%. Nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này của chi nhánh cũng liên tục tăng qua các năm và đặc biệt là năm 2012, tăng tới 110,29% so với năm 2011. Năm 2013 tăng nhẹ hơn với mức tăng đạt 39,09%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do chi nhánh đã tích cực trong việc tìm kiếm các khách hàng mới, đặc biệt là các DN, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích giao dịch thanh toán chi trả các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ. Ngân hàng rất tích cực trong việc tiếp cận các DN liên kết với ngân hàng để trả lương cho nhân viên qua tài khoản ATM, tiếp thị đến nhiều khách hàng cá nhân mở thẻ thanh toán với chi phí ưu đãi và dịch vụ nhanh chóng. Chính điều này đã giúp cho lượng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng gia tăng qua từng năm. Nguồn vốn không kỳ hạn xét về mặt tài chính có nhiều lợi thế do lãi suất huy động thấp (2- 3%/năm) tuy nhiên tính ổn định của loại nguồn này không cao, tăng giảm thất thường phụ thuộc vào sử dụng vốn của người gửi.Ví dụ, khách hàng ký hợp đồng gửi 100 tỷ đồng thời hạn 3 tháng, lãi suất 14%/năm nhưng một tháng sau, hoặc vài tuần sau, khách hàng rút cả 100 tỷ đồng nhưng vẫn được hưởng lãi suất 14%/năm theo thời gian thực gửi. Và khi rút bất thình lình như thế, số tiền 100 tỷ đồng nói trên từ chỗ “có kỳ hạn” đã biến thành “không kỳ hạn”. Do vậy, ngân hàng cần phải kiểm soát và duy trì tỷ trọng nguồn tiền này một cách hợp lý, tránh rơi vào tình trạng bị động trong hoạt động kinh doanh do tỷ trọng nguồn không kỳ hạn quá cao, rủi ro khi nguồn tiền có sự biến động theo chiều hướng tiêu cực hay ngược lại không để quá thừa vốn trong kinh doanh, gây lãng phí cho ngân hàng ( từ năm 2011,Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng sẽ được sử dụng 25% tổng lượng tiền gửi không kỳ hạn để kinh doanh).

Ngược với tiền gửi không kì hạn và kì hạn dưới 12 tháng, các loại tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011, loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng 12,99%, năm 2012 giảm xuống còn 11,02% và năm 2013 chỉ còn 10,11%. Mặc dù nguồn vốn trung - dài hạn giúp chi nhánh có được nguồn vốn lớn hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như các khoản vay trung - dài hạn, tuy nhiên, do định hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh là tập trung cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro chi phí của ngân hàng. Do đó nếu duy trì một tỷ trọng cao của nguồn vốn huy động trung, dài hạn sẽ làm tăng chi phí trả lãi của ngân hàng cho loại tiền gửi này mà chưa chắc đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng vì còn phụ thuộc vào việc có giải ngân được không. Hơn nữa, lãi suất huy động đối với loại tiền gửi này thường không cao, do đó không được nhiều khách hàng lựa chọn kì hạn này. Song việc duy trì một tỷ lệ nhất định nguồn vốn trung dài hạn là cần thiết, vì nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ dẫn tới trình trạng thiếu cân đối trong cơ cấu huy động – cho vay. Bởi nếu có rủi ro xảy ra, tức

thì chi nhánh phải sử dụng đến nguồn vốn ngắn hạn có chi phí cao để bù đắp. Vì vậy, chi nhánh cần có biện pháp để điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn huy động theo kì hạn sao cho hợp lý.

- Tiền gửi theo thành phần kinh tế

Nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn (Năm 2011: 75,02%; năm 2012: 74,06%, năm 2013: 69,9%) và tăng qua các năm (năm 2012 tăng 85,43%; năm 2013 tăng 40,08%). Có 2 nguyên nhân chính để lý giải cho những số liệu trên: Thứ nhất, đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các DN, các tổ chức kinh tế. Thứ hai, các tổ chức kinh tế này có nhu cầu sử dụng vốn liên tục với giá trị lớn. Do vậy, để tăng thêm thu nhập đồng thời đáp ứng cho nhu cầu sử dụng tiền trong thanh toán của mình, các tổ chức kinh tế thường lựa chọn hình thức gửi tiền có kì hạn dưới 12 tháng. Thường là gửi với kì hạn 1 tháng hoặc theo tuần.

Biểu đồ 0.2. Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 - 2013

: Tổ chức kinh tế : Cá nhân

(Nguồn: Quầy huy động vốn Vietinbank-chi nhánh Sông Nhuệ). Tiền gửi của dân cư tuy chiếm một tỷ trọng không cao như các tổ chức kinh tế, chỉ dao động trong khoảng 24% đến 30%, nhưng đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với ngân hàng. Bởi do đặc điểm vốn tiền gửi dân cư thường có quy mô lớn, bởi lẽ những khoản huy động từ dân cư là những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong xã hội và được người dân tích trữ sử dụng trong tương lai, thêm vào đó dân cư là đối tượng đông nhất trong nền kinh tế, do đó về tổng thể thì tập trung vào đối tượng này thì sẽ huy động được một nguồn vốn có quy mô lớn cho NHTM.

Tiếp đến là do nguồn huy động từ dân cư là nguồn ổn định nhất vì thường người

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh sông nhuệ (Trang 25 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)