Cũng như mọi tổ chức kinh tế khác, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận cao. Để đạt được kết quả kinh doanh khả quan thì ngân hàng phải quan tâm tới thu nhập và chi phí, hai yếu tố cấu thành nên lợi nhuận. Việc quản lý chặt chẽ, giảm thiểu chi phí có ý nghĩa quyết định không kém việc tăng nguồn thu. Do đó, việc đảm bảo cân đối và hiệu quả giữa hai hoạt động là huy động vốn và sử dụng vốn là hết sức quan trọng. Tình hình thu nhập, chi phí của ngân hàng được phản ánh cụ thể như sau:
- Tình hình thu nhập
Tổng thu từ các hoạt động kinh doanh của chi nhánh có xu hướng tăng theo các năm. Năm 2012, tổng thu đạt 148.754 triệu đồng, tăng 63.113 triệu đồng, tương đương 73,68% so với năm 2011; năm 2013 tổng thu tăng thêm 92.268 triệu đồng, đạt 241.022 triệu đồng, tương đương 62,03% so với năm 2012 (Số liệu tại bảng 2.3). Sự gia tăng về tổng thu nhập của Chi nhánh qua các năm chủ yếu do ngân hàng đang ngày càng mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình, phát triển thêm các sản phẩm mới thu hút thêm nhiều khách hàng. Đặc biệt là sự gia tăng của dư nợ cho vay mang lại nguồn thu lãi và các sản phẩm về thẻ, tiền gửi thanh toán cũng giúp chi nhanh nâng cao được thu nhập của mình.
Bảng 0.3.Tình hình thu nhập của ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu 85.641 100,00 148.754 100,00 241.022 100,00 63.113 73,68 92.268 62,03 Thu từ lãi 68.538 80,03 131.127 88,15 218.583 90,69 62.589 91,32 87.456 66,70 Thu ngoài lãi 17.103 19,97 17.627 11,85 22.439 9,31 524 3,06 4.812 27,30 Thu dịch vụ 9.617 11,23 10.457 7,03 12.316 7,11 840 8,73 1.859 17,78 Thu nợ đã xử lý rủi ro 591 0,69 625 0,42 868 0,36 34 5,75 243 38,88 Thu khác 6.894 8,05 6.545 4,40 9.255 3,84 (349) (5,06) 2.710 41,41
Cụ thể về các chỉ tiêu như sau:
+ Thu từ lãi: Nguồn thu này của chi nhánh luôn ổn định, chiếm tỉ trọng cao nhất trong các nguồn thu và có xu hướng tăng dần qua các năm. Tỷ trọng nguồn thu từ lãi chiếm tỷ trọng từ 80% đến 90% trong tổng thu. Năm 2012, thu từ lãi của chi nhánh đạt 131.127 triệu đồng, tăng 62.589 triệu đồng tương đương 91,32% so với năm 2011. Năm 2013, thu từ lãi đạt 218.583 triệu đồng, tăng 87.456 triệu đồng, tương đương 66,7% so với năm 2011. Mức tăng của chỉ tiêu thu từ lãi tỉ lệ thuận với mức tăng của dư nợ cho vay trong thời gian qua.
+ Thu ngoài lãi: Mặc dù thu ngoài lãi chiếm một tỉ trọng nhỏ (năm 2011 chiếm 19,97%, năm 2012 chiếm 11,85% và năm 2013 chiếm 9,31%) nhưng vẫn tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 3,06% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 27,3% so với năm 2012. Các khoản thu ngoài lãi bao gồm thu dịch vụ, thu nợ đã xử lí rủi ro và các khoản thu khác.
Đối với thu dịch vụ là các khoản thu từ dịch vụ chuyển tiền trong nước, chuyển tiền trong hệ thống liên ngân hàng, thu phí phát hành thẻ, cấp lại thẻ, xử lí phát hành lại thẻ, thu phí in sao kê tài khoản cho các cá nhân và tổ chức,…Các khoản thu phí từ dịch vụ ngân hàng luôn chiếm một tỉ trọng cao nhất trong chỉ tiêu thu ngoài lãi, năm 2011 chiếm tới 11,23%. Thu dịch vụ cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 840 triệu đồng, tương đương 8,73% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 1.859 triệu đồng, tương đương 17,78% so với năm 2012.
Thu nợ đã xử lý rủi ro có sự biến động trong năm 2011 - 2013. Năm 2011, nguồn thu này chiếm 0,69% trong tổng thu, năm 2012 chiếm 0,42% và tăng 34 triệu đồng (tương ứng tăng 5,75%) so với năm 2011. Năm 2013, khoản mục này tăng 38,88% so với năm 2012, đạt 868 triệu đồng. Nợ đã xử lý rủi ro là những khoản nợ chi nhánh không thu hồi được từ khách hàng và được ngân hàng cho ra ngoài bảng cân đối kế toán. Do các khoản nợ này được bù đắp bởi quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng nên khi chi nhánh thu hồi được thì sẽ tính vào thu nhập của chi nhánh. Năm 2011, chi nhánh đã thu hồi được 591 triệu đồng, năm 2012 thu hồi được 625 triệu đồng và năm 2013 thu hồi được 868 triệu đồng nợ đã xử lý rủi ro. Điều này đạt được là do chi nhánh đã thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành, sử dụng các chế tài tín dụng trong việc thu nợ đã xử lý rủi ro, cho thấy chi nhánh đã nâng cao khả năng kiểm soát hoạt động cho vay chặt chẽ hơn, thu hồi được nhiều khoản nợ đã xử lý rủi ro.
Ngoài ra, chi nhánh còn có các khoản thu từ các hoạt động khác chiếm tỷ trọng từ 3,84% đến 8,05% tổng thu. Năm 2012 giảm 349 triệu đồng, tương ứng giảm 5,06%
so với năm 2011 và năm 2013 tăng tới 41,41% so với năm 2012. Sự biến động bất thường này là do trong năm 2013, ngân hàng đã thực hiện nhiều hoạt động liên doanh liên kết với các đối tác khác, góp vốn mua cổ phần giúp tăng nguồn thu nhập khác cho ngân hàng.
- Tình hình chi phí
Qua bảng 2.4 ta có thể thấy tình hình chi phí giai đoạn 2011 - 2013 của Chi nhánh như sau: năm 2011 tổng chi phí là 59.946 triệu đồng. Năm 2012 là 105.615 triệu đồng tăng 45.669 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 76,18%). Đến năm 2013 thì chi phí tăng lên 249.581 triệu đồng, tăng 41,80% so với năm 2011. Tổng chi của ngân hàng ở mức thấp trong năm 2011 là do các hoạt động của chi nhánh đều bị thu hẹp, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Năm 2012 và 2013, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, tìm kiếm các khách hàng chất lượng tốt hơn, phát triển sản phẩm mới do vậy các khoản chi phí trong quá trình kinh doanh cũng tăng lên.
Bảng 0.4.Tình hình chi phí của ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng chi phí 59.946 100,00 105.615 100,00 163.895 100,00 45.669 76,18 58.280 55,18 1. Chi phí trả lãi 36.459 60,82 71.924 68,10 118.742 72,45 35.465 97,27 46.818 65,09 2. Chi phí ngoài lãi 23.487 39,18 33.691 31,9 45.153 16,49 10.204 43,45 11.462 34,02
Trong đó, chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn từ 60,82% (năm 2011) đến 72,45% (năm 2013). Chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn do ngân hàng chủ yếu thu hút khách hàng đến gửi tiền nhờ yếu tố lãi suất. Năm 2011, chi phí trả lãi là 36.459 triệu đồng và chiếm 60,82% trong tổng chi của chi nhánh. Đến năm 2011, hoạt động huy động vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng cao kéo chi phí lãi cũng tăng theo lên 71.924 triệu đồng, tăng 35.465 triệu đồng so với năm 2011 (tương ứng tăng 97,27%). Sang năm 2013, chi phí trả lãi của chi nhánh là 118.742 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72,45% trong tổng chi phí. Điều này được lý giải là do dư nợ cho vay của chi nhánh tăng dần qua từng năm, đây cũng là giai đoạn mà sự biến động về lãi suất diễn ra mạnh mẽ, phần nào tác động đến chi phí trả lãi của ngân hàng.
Chi phí ngoài lãi chiếm tỷ trọng ít hơn, từ 16,49% - 39,18% trong tổng chi phí và có xu hướng giảm dần. Năm 2011, chi phí ngoài lãi của chi nhánh là 23.487 triệu đồng. Năm 2012, chi phí ngoài lãi đã tăng 43,45% so với năm 2011, đạt 33.691 triệu đồng, năm 2013 con số này tiếp tục tăng thêm 11.462 triệu đồng, đạt 45.153 triệu đồng, tương đương tăng 34,02% so với năm 2011. Tỷ trọng chi phí ngoài lãi và mức tăng về chi phí ngoài lãi có xu hướng giảm dần qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh vì mặc dù chi nhánh mở rộng hoạt động kinh doanh song vẫn chú trọng tới việc tiết kiệm tối đa các chi phí trong quá trình hoạt động như chi phí quản lý, chi phí văn phòng,…do vậy giúp giảm chi phí ngoài lãi, từ đó giảm tổng chi phí của chi nhánh và góp phần gia tăng lợi nhuận.
Chi nhánh ngày càng chú trọng việc phát triển các hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động tín dụng, song song với sự phát triển đó, chi nhánh còn thực hiện việc tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh ví dụ như trong hoạt động quản lý đội ngũ nhân sự, ngân hàng cũng đã sắp xếp lại theo hướng chuyên nghiệp, đa năng, tập trung vào đội ngũ bán hàng nhiều hơn là lực lượng hỗ trợ (back office). Công tác đào tạo, tái đào tạo cũng đã tập trung vào tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp để tránh sự lãng phí.Ngoài ra, công tác marketing là cần thiết nhưng ngân hàng đã xem lại kênh quảng bá phù hợp. Không chạy đua quảng bá thật nhiều trên các phương tiện thông tin thay cho việc tập trung nâng cao tối đa chất lượng phục vụ. Mặt khác, ngân hàng cũng không đưa ra nhiều chương trình khuyến mại mà không đánh giá được hiệu quả của nó… Từ những cải thiện ở trên, nên chi phí ngoài lãi đã có sự thay đổi một cách khác biệt trong tổng chi phí của ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2013.
- Tình hình lợi nhuận
Bảng 0.5.Tình hình lợi nhuận ngân hàng giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch
Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu 85.641 148.754 241.022 63.113 73,68 92.268 62,03 Tổng chi 59.946 105.615 163.895 45.669 76,18 58.280 55,18 Lợi nhuận 25.695 43.139 77.127 17.444 67,89 33.988 78,79 (Nguồn: Báo cáo thu nhập chi phí qua các năm của Vietinbank-chi nhánh Sông Nhuệ)
Qua bảng 2.5, ta có thể thấy tình hình lợi nhuận của chi nhánh Sông Nhuệ từ năm 2011 đến năm 2013 có sự gia tăng. Năm 2011, lợi nhuận của ngân hàng đạt 25.695 triệu đồng. Sang năm 2012, lợi nhuận đạt 43.139 triệu đồng tương ứng tăng 67,89% so với năm 2011. Mặc dù trong năm 2012, cả thu nhập và chi phí đều tăng, tốc độ tăng của thu nhập nhỏ hơn chi phí nhưng số tiền tuyệt đối lại tăng cao hơn, cụ thể năm 2012 tổng thu tăng 63.113 triệu đồng trong khi đó tổng chi tăng 45.669 triệu đồng nên dẫn tới lợi nhuận của chi nhánh tăng lên 17.444 triệu đồng. Sang năm 2013, lợi nhuận của chi nhánh có chuyển biến tốt khi tăng thêm 33.988 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng mức tăng mạnh là 78,79%. Điều này có được là do hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã có những bước tiến bộ khi tiến hành kinh doanh hiệu quả góp phần làm tăng lợi nhuận, mặt khác nhờ áp dụng các biện pháp chặt chẽ trong quản lý chi tiêu mà tốc độ tăng chi phí của chi nhánh trong năm 2013 (55,18%) đã thấp hơn so với năm 2012 (76,18%).