Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh sông nhuệ (Trang 64 - 66)

Bảng 0.11.Chỉ tiêu vòng quay của vốn tín dụng

Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch năm 2011-2012 Chênh lệch năm 2012- 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tương đối (%) Số tiền Tương đối (%) Doanh số thu nợ 701.689 1.093.854 1.415.992 392.165 55,89 322.138 29,45 Dư nợ bình quân 394.207 519.141 681.588 124.934 31,69 162.447 31,29 Vòng quay vốn tín dụng 1,78 2,1 2,08 0,32 - 0,02 -

(Nguồn:Phòng tín dụng Vietinbank-chi nhánh Sông Nhuệ) Chỉ tiêu vòng quay của vốn phản ánh sự quay vòng vốn nhanh hay chậm trong cho vay. Thông thường vòng quay càng lớn thể hiện việc thu hồi nợ càng tốt và ngược lại. Nhìn vào bảng có thể thấy vòng quay vốn cho vay của chi nhánh là tương đối ổn định, không có sự thay đổi quá lớn. Năm 2012 vòng quay vốn đạt 2,1 vòng; tăng 0,32 vòng so với năm 2011. Sang đến năm 2013, vòng quay vốn tín dụng tuy có

giảm 0,02 nhưng vẫn duy trì được vòng quay vốn là 2,08 vòng, mức giảm này nhỏ không đáng kể.

Vòng quay vốn của chi nhánh vào năm 2011 tương đối thấp, chỉ đạt 1,78 vòng. Chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, các DN gặp nhiều khó khăn không lường trước nên các phương án trả nợ theo dự kiến ban đầu không được thực thi. Điều này đã kéo ngân hàng vào tình thế bị giảm sự luân chuyển của dòng vốn, thu hồi nợ chậm, làm giảm kết quả kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt là vào giai đoạn cuối năm, khi nhu cầu chi tiền của các DN tăng cao, ngân hàng đã tiến hành giải ngân cho các DN mà chưa kịp thu hồi, các món nợ quá hạn thời gian chưa lâu nên chưa được xét vào nhóm nợ xấu nhưng đã làm vòng quay vốn của ngân hàng thấp.

Sang đến năm 2012, nhờ có những chính sách và biện pháp hợp lý như có lãi suất tín dụng ưu đãi hơn cho các DN để các DN có thể giảm chi phí giá bán, kích thích đầu tư, mở rộng quy mô, giảm lưu lượng các loại hàng tồn kho, từ đó cũng có thể đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn của chi nhánh. Điều này đã làm tăng vòng quay vốn của mình lên mức 2,1 vòng, tăng đáng kể so với năm 2011 và được duy trì sang đến năm 2013. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ trong 2 năm tương đối cao, đặc biệt là doanh số thu nợ năm 2012 đã tăng 55,89% so với năm 2011 và tăng cao hơn so với tốc độ tăng của dư nợ bình quân trong kì (dư nợ bình quân trong kì năm 2012 tăng 31,69% so với năm 2011). Chính sự cẩn trọng trong quá trình xét duyệt cấp tín dụng và sát sao hơn trong việc giám sát sử dụng vốn, thu hồi nợ đã giúp chi nhánh tăng được doanh số thu hồi nợ của mình. Chất lượng tín dụng tốt hơn, các DN có kết quả SXKD tốt, tạo ra được lợi nhuận giúp cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Với vòng quay vốn tương đối cao, nó đã cho thấy khả năng thu hồi nợ đúng hạn của ngân hàng tương đối nhanh, giúp chi nhánh đảm bảo khả năng thanh khoản, giảm thiểu rủi ro và có vốn để tái cho vay.

Năm 2012, mặc dù vòng quay vốn của chi nhánh có giảm xuống còn 2,08 nhưng mức giảm không đáng kể, nguyên nhân chủ yếu là do doanh số thu nợ và dư nợ bình quân tăng thấp hơn năm 2012 và khoảng cách giữa mức tăng của doanh số thu nợ và dư nợ bình quân không cao như năm 2012 khiến cho vòng quay vốn tín dụng có bị sụt giảm ít. Tuy nhiên, trước tình hình khó khăn chung thì đây là một vòng quay vốn có thể chấp nhận được.

Để tiếp tục duy trì và có thể tăng vòng quay vốn tín dụng trong thời gian tới, chi nhánh cần áp dụng các biện pháp tốt, có hiệu quả đã làm trong thời gian qua để nâng cao chất lượng khoản vay và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, đặc biệt tăng cường

công tác thu hồi nợ quá hạn. Sang đến năm 2012, năm 2013, đã xuất hiện các khoản nợ xấu. Nếu chi nhánh có thể tiến hành thu hồi được các khoản nợ này thì chắc chắn vòng quay vốn tín dụng sẽ cao hơn. Từ đó Chi nhánh có thể sử dụng vốn thu hồi được để tăng doanh thu, nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận của mình.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh sông nhuệ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)