Nghiên cứu xử lý rác thải hữu cơ bằng giun đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 28 - 30)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3.2. Nghiên cứu xử lý rác thải hữu cơ bằng giun đất ở Việt Nam

Ở nước ta, từ những năm 1980, giun Quế đã được nghiên cứu theo hướng làm thuốc và sau đó làm thức ăn chăn nuôi. Đây là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng (66,14% protein thô; 7,4% lipit thô; 13,23% khoáng tổng số; xơ thô 1,73%; Ca là 0,11% và P là 0,18%); ngoài ra giun Quế có 17 axit amin trong đó có 9 axit amin không thay thế [6].

Kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cộng sự (2008) cho thấy giun Quế lại có khả năng tăng sinh khối nhanh, tăng gấp 3 lần sau 60 ngày nuôi. Các tác giả cũng đã đề xuất mô hình nuôi giun Quế để tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi, đồng thời còn là một trong những biện pháp góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường [7].

Năm 2000, một nghiên cứu về thử nghiệm nhân nuôi giun đất xử lý rác hữu cơ quy mô gia đình đã được tiến hành ở Hà Nội. Kết quả bước đầu cho thấy loài giun Quế đã đẩy nhanh quá trình xử lý rác hữu cơ với sản phẩm đầu ra không chỉ là phân giun sử dụng cho sản xuất rau sạch mà còn có thể tạo ra sinh khối giun cho chăn nuôi gia súc, thủy sản, làm cơ sở cho việc hình thành liên hợp xử lý rác - chăn nuôi - trồng trọt. Ngoài ra nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng tiêu diệt trứng ký sinh trùng đường ruột tồn tại ở trong rác [1].

Tại Việt Nam, đã có một số địa phương đã ứng dụng nuôi giun đất để làm thức ăn cho gia cầm và một số nghiên cứu về vai trò của giun đất cũng đã được tiến hành nhưng chủ yếu ở mức độ thử nghiệm. Các tác giả Nguyễn

Hùng Long và Huỳnh Thị Kim Hối (2002) đã nghiên cứu giun đất như một yếu tố chỉ thị đánh giá tác động sinh thái học của thuốc trừ sâu lên hệ sinh thái nông nghiệp [19].

Chư Thị Hòa (2007) đã nghiên cứu sự phát triển của giun Quế trên các nguồn thức ăn khác nhau, kết quả cho thấy nguồn thức ăn của giun chủ yếu là phân bò tươi. Trước khi đưa vào nuôi cần phải ủ phân từ 2-3 ngày rồi trộn lẫn với rơm rạ hoặc cỏ khô. Mỗi lần cho giun ăn với độ dày khoảng 10 cm, tương đương với 2 tạ phân. Sau khi cho ăn thì phải tưới nước để luôn giữ được nhiệt độ từ 20 - 280C. Sau thời gian 3 tháng, khi giun đã ăn hết phân bò và cho sản phẩm là phân của chính nó thì thu hoạch phân giun và sinh khối giun. Việc làm này đã tận dụng được lực lượng lao động nhàn rỗi tại chỗ, góp phần xử lý các chất thải chăn nuôi ở nông thôn hiện nay [16].

Năm 2008, Đặng Vũ Bình và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của giun Quế trên các nguồn thức ăn khác nhau. Với công thức nuôi kết hợp giữa phân lợn, phân bò và thân cây chuối đã qua ủ nhằm xây dựng công thức nuôi giun Quế thích hợp trên các vùng miền khác nhau. Theo các tác giả, nuôi giun Quế là một biện pháp thực hiện chu trình khép kín trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra nguồn thức ăn giàu protein cho vật nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường [7].

Nghiên cứu gần đây của Vũ Đình Tôn và cộng sự (2009), cho thấy việc sử dụng các nguyên vật liệu như phân gia súc, vật liệu hữu cơ hoặc rơm rạ để nuôi giun Quế sẽ làm tăng sinh khối của giun. Kết quả này đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý chất thải nông nghiệp và cung cấp một nguồn thức ăn có giá trị cho gia cầm [52].

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Yến Nhi và cộng sự (2010) về tăng trưởng của giun đất (Perionyx excavatus) trên phân trâu bò có hoặc không có bổ sung lục bình ở mức 25% tính theo trọng lượng phân. Tốc độ tăng trưởng

tương đối về số lượng và trọng lượng của giun tương đối đều trên các công thức thí nghiệm có nguồn gốc từ phân trâu bò. Tác động tiêu cực của lục bình lớn hơn so với phân gia súc, dẫn đến giảm số lượng giun, năng suất vật chất khô và protein thô của chất nền [47].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w