Sự tăng trưởng về khối lượng của giun Quế

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 47 - 50)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.2. Sự tăng trưởng về khối lượng của giun Quế

Trong thời gian khảo sát đợt 1, sinh khối giun tăng đều từ khi nuôi cho đến ngày thứ 40, sau đó có xu hưởng giảm dần, theo chúng tôi trong giai đoạn từ 40 - 60 ngày do nhiệt độ của phòng nuôi và khối chất nền bị giảm nên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của giun.

Sau 40 ngày nuôi, sinh khối giun ở thí nghiệm 2 tăng cao (520,5 g) với hệ số sinh trưởng là 173,5% và ở thí nghiệm 1 sinh khối tăng (485 g) với hệ số sinh trưởng 161,67%. Trong khi đó ở lô đối chứng sinh khối của giun giảm dần theo thời gian nuôi, theo chúng tôi có lẽ bèo Nhật Bản không phải là nguồn thức ăn ưa thích của chúng nên chúng sẽ bỏ đi tìm thức ăn mới hoặc bị chết đi một phần.

Bảng 3.4. Tăng trưởng về sinh khối giun trên các nguồn thức ăn Đơn vị: gram (g) Thời gian Đợt 1 Đợt 2 ĐC TN1 TN2 ĐC TN1 TN2 Ban đầu 300,0 300,0 300,0 300,0 300,0 300,0 10 ngày 285,0 345,0 370,0 285,0 345,0 390,0 20 ngày 275,0 405,0 450,0 270,0 400,0 450,5 30 ngày 262,5 448,5 485,0 250,0 470,0 510,0 40 ngày 250,0 485,0 520,5 225,0 415,0 440,0 50 ngày 215,0 420,5 445,0 195,0 370,0 405,0 60 ngày 148,0 350,0 375,0 140,0 355,0 380,0

Ghi chú: Đối chứng (ĐC): Đối chứng

Thí nghiệm 1 (TN1): 80% bèo + 20% phân bò Thí nghiệm 2 (TN2): 70% bèo + 30% phân bò

Hình 3.3. Động thái tăng trưởng về sinh khối của giun Quế trên các nguồn thức ăn ở đợt 1

Sự gia tăng sinh khối giun ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 không có sự sai khác nhưng có sự sai khác rõ rệt giữa thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 so với đối chứng, chứng tỏ giun Quế phát triển khá tốt trên các nguồn thức ăn 70% bèo + 30% phân bò hoặc 80% bèo + 20% phân bò. Điều đó cho thấy tỷ lệ phân bò bổ sung trong thành phần thức ăn có mối liên quan với sự tăng sinh khối của giun ở các lô thí nghiệm.

Hình 3.4. Động thái tăng trưởng về sinh khối của giun Quế trên các nguồn thức ăn ở đợt 2

Trong đợt nuôi thứ 2, sinh khối giun có xu hướng giảm dần sau 30 ngày nuôi do nhiệt độ phòng nuôi và khối chất nền tăng quá giới hạn 30°C. Sau 30 ngày nuôi, sinh khối giun ở thí nghiệm 2 vẫn là tăng cao nhất (510 g) với hệ số sinh trưởng là 170%, ở thí nghiệm 1 sinh khối cũng tăng (470 g) với hệ số sinh trưởng là 156,67%. Sự gia tăng sinh khối giun ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 không có sự sai khác nhưng so với lô đối chứng thì có sự sai khác rõ rệt.

Như vậy nếu xét về sự tăng sinh khối giữa các công thức thì kết quả của đợt 2 phù hợp với kết quả đợt 1. Điều đó chứng tỏ các thí nghiệm với tỷ lệ bổ sung lượng phân bò khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng sinh

khối và giun Quế đã phát triển sinh trưởng khá tốt ở 2 công thức thí nghiệm: 70% bèo + 30% phân bò hoặc 80% bèo + 20% phân bò.

Kết quả thu được sau khi kết thúc 2 đợt thí nghiệm cho thấy tốc độ tăng sinh khối của giun Quế trong các công thức thí nghiệm ở đợt 2 thấp hơn so với đợt 1. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do nhiệt độ môi trường trong đợt nuôi thứ 1 tối ưu hơn đợt nuôi thứ 2. Mặc dù nhiệt độ khối chất nền không có sự biến động lớn như nhiệt độ môi trường, nhưng do nhiệt độ môi trường cao đã làm cho nhiệt độ trong khối chất nền cũng tăng theo, đặc biệt nhiệt độ tăng cao so với ngưỡng nhiệt độ thích hợp (20 - 30°C) nên đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng và phát triển của giun.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w