Khả năng phân hủy bèo Nhật Bản bằng các chế phẩm vi sinh vật

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 58 - 61)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.3.3. Khả năng phân hủy bèo Nhật Bản bằng các chế phẩm vi sinh vật

Bên cạnh việc theo dõi biến động nhiệt độ và chiều cao của đống ủ, chúng tôi cũng đánh giá khả năng phân hủy bèo Nhật Bản bằng chế phẩm vi sinh vật (Vixura hoặc EM) theo mỗi đợt là 10 ngày dựa trên tiêu chí đánh giá về cảm quan và xác định tỷ lệ bèo chưa bị phân hủy bởi các chế phẩm vi sinh vật.

Kết quả thí nghiệm cho thấy sau 30 ngày ở các lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm vi sinh vật Vixura mới có dấu hiệu hoai mục, trong khi đó các lô thí nghiệm bằng chế phẩm EM đến ngày thứ 40 mới bắt đầu hoai mục. Ở lô đối chứng không bổ sung chế phẩm vi sinh thì thời gian phân hủy chậm hơn, từ ngày thứ 50 - 60 mới hoai mục và nguyên liệu bị gãy vụn khi bóp nhẹ bằng tay hoặc đảo trộn (bảng 3.8).

So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nông (2009) [28] khi sử dụng chế phẩm EM2 và EM-Bokashi để xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ đã làm giảm thể tích rác xuống còn từ 19 - 22% và trọng lượng rác giảm từ 60- 70% so với ban đầu sau 60 ngày xử lý và cao hơn kết quả về khả năng phân hủy bèo của chúng tôi bằng chế phẩm Vixura và EM thứ cấp. Điều này có thể là tính đặc hiệu phân giải cơ chất cũng như nồng độ sử dụng của các loại chế phẩm vi sinh khác nhau sẽ cho kết quả không giống nhau.

Khi theo dõi quá trình xử lý bèo Nhật Bản bằng các chế phẩm vi sinh, chúng tôi nhận thấy rằng ở các thí nghiệm có bổ sung chế phẩm cho tỷ lệ mùn cao hơn so với lô đối chứng (bảng 3.9).

Đối với chế phẩm Vixura, sau 30 ngày đã bắt đầu tạo mùn nhưng với tỷ lệ thấp từ 1,25 - 1,85%. Đến ngày thứ 60, tỷ lệ mùn cao nhất là 23,70% ở thí nghiệm 2 trong khi đó ở lô đối chứng chỉ đạt 2,75%.

Bảng 3.8. Khả năng phân hủy bèo Nhật Bản bằng các chế phẩm Vixura và EM Đơn vị tính: (kg) Thời gian (ngày) Thí nghiệm Ban đầu Chế phẩm Vixura Chế phẩm EM 10 20 30 40 50 60 10 20 30 40 50 60 Đối chứng 200,0 200,0 200,0 200,0 200,0 200,0 194,5 200,0 200,0 200,0 200,0 200,0 194,5 Thí nghiệm 1 200,0 200,0 200,0 197,1 190,5 183,2 167,0 200,0 200,0 200,0 189,3 185,7 165,1 Thí nghiệm 2 200,0 200,0 200,0 196,3 183,5 168,4 152,6 200,0 200,0 200,0 191,5 187,2 173,1 Thí nghiệm 3 200,0 200,0 200,0 197,5 185,5 177,8 165,0 200,0 200,0 200,0 192,8 189,4 176,4

Bảng 3.9. Tỷ lệ mùn hóa bèo Nhật Bản dưới tác động của các chế phẩm vi sinh vật

Đơn vị: (%)

Thời gian(ngày)

Lô thí nghiệm

Chế phẩm Vixura Chế phẩm EM

10 20 30 40 50 60 10 20 30 40 50 60

Thí nghiệm 1 0,00 0,00 1,45 4,75 8,40 16,50 0,00 0,00 0,00 5,35 7,15 17,45

Thí nghiệm 2 0,00 0,00 1,85 8,25 15,80 23,70 0,00 0,00 0,00 4,25 6,40 13,45

Đối với chế phẩm EM thì tỷ lệ mùn hóa có chậm hơn, đến ngày thứ 40 hàm lượng mùn tạo thành dao động từ 3,60 - 5,35%. Sau 60 ngày, ở thí nghiệm 1 cho tỷ lệ mùn cao nhất là 17,45% so với các thí nghiệm còn lại và cao hơn so với đối chứng 14,7% (bảng 3.9).

Với kết quả này, theo chúng tôi việc xử lý bèo Nhật Bản bằng chế phẩm Vixura là tối ưu vì cho tỷ lệ mùn cao hơn và thời gian xử lý ngắn hơn so với xử lý bằng chế phẩm EM thứ cấp.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả của Tăng Thị Chính và cộng sự khi bổ sung chế phẩm Micromix 3 (chế phẩm Vixura có bổ sung thêm 3 chủng vi sinh vật đặc hiệu có khả năng phân giải cellulose cao) trong xử lý rác thải đã rút ngắn thời gian xử lý từ 50 ngày xuống còn 40 ngày sau ủ và hàm lượng mùn thu được tăng hơn 22%, đặc biệt hàm lượng mùn tinh tăng hơn 50% so với đối chứng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 58 - 61)