Khả năng xử lý bèo Nhật Bản của giun Quế

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 50 - 52)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.3.Khả năng xử lý bèo Nhật Bản của giun Quế

Giun Quế có vai trò chuyển hóa sơ cấp và thứ cấp các chất liệu hữu cơ để tạo ra phân giun dưới dạng viên. Với khả năng chuyển hóa trực tiếp một số chất thải hữu cơ dễ phân hũy như: phân gia súc, gia cầm và một số phế sản phẩm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp... Giun Quế có thể được sử dụng như một công cụ xử lý nhanh các chất liệu này góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các nước trên thế giới đã tận dụng cơ năng đặc thù này của giun để xử lý chất thải sinh hoạt hoặc rác thải hữu cơ, làm sạch môi trường, có hiệu quả tốt.

Bên cạnh việc theo dõi động thái tăng trưởng về khối lượng của giun Quế, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng xử lý bèo Nhật Bản bởi giun qua 2 đợt thí nghiệm thông qua việc xác định tỷ lệ bèo chưa bị phân hủy bởi giun Quế.

Bảng 3.5. Khả năng xử lý bèo Nhật Bản của giun Quế

Thông số phân tích Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2

Đợt 1

Khối lượng giun tăng sau 40 ngày (kg) 0,19 0,22 Tổng lượng thức ăn cho giun (kg) 10,00 10,00 Tổng lượng phân sau thí nghiệm (kg) 8,79 9,36 Tỷ lệ phân giun tạo thành (%) 87,90 93,60 Tỷ lệ bèo chưa bị phân hủy (%) 12,10 6,40

Đợt 2

Khối lượng giun tăng sau 30 ngày (kg) 0,17 0,21 Tổng lượng thức ăn cho giun (kg) 10,00 10,00 Tổng lượng phân sau thí nghiệm (kg) 8,10 9,15 Tỷ lệ phân giun tạo thành (kg) 81,00 91,5 Tỷ lệ bèo chưa bị phân hủy (%) 19,00 8,50 Kết quả thí nghiệm cho thấy: lượng phân giun tạo ra sau quá trình nuôi tại các lô thí nghiệm là khá lớn (ở đợt 1: 8,79 kg thí nghiệm 1 và 9,36 kg thí nghiệm 2; ở đợt 2: 8,1 kg thí nghiệm 1 và 9,15 kg thí nghiệm 2). Như vậy, sinh khối giun càng tăng thì tổng lượng phân giun tạo thành sau thí nghiệm càng cao nên khả năng chuyển hóa thức ăn của giun là cao (bảng 3.5).

So sánh kết quả của 2 đợt thí nghiệm, chúng tôi thấy khả năng xử lý bèo Nhật Bản của giun Quế ở các công thức thí nghiệm là khá cao, tỷ lệ bèo Nhật Bản còn lại sau mỗi thí nghiệm đạt giá trị thấp (đợt 1: 12,1% ở thí nghiệm 1 và 6,4% ở thí nghiệm 2; đợt 2: 19% ở thí nghiệm 1 và 8,5% ở thí nghiệm 2), trong đó ở thí nghiệm 2 với công thức 70% bèo + 30% phân bò cho kết quả xử lý cao hơn cả trong đợt thí nghiệm 1. Với kết quả này, theo chúng tôi nhiệt độ môi trường nuôi đã ảnh hưởng phần nào đến kết quả xử lý bèo của giun Quế.

Như vậy, việc nuôi giun Quế bằng bèo Nhật Bản sẽ góp phần xử lý lượng bèo đang gây ô nhiễm môi trường hiện nay. Ngoài ra, sau khi nuôi giun sản phẩm thu được không chỉ là sinh khối giun mà còn có thể sử dụng toàn bộ sản phẩm phân giun được tạo thành. Điều này rất có ý nghĩa trong thực tế vì phân giun được xem là một loại phân hữu cơ sinh học rất tốt và không gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 50 - 52)