Sử dụng bèo Nhật Bản làm thức ăn nuôi giun Quế

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 67 - 72)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.5.2. Sử dụng bèo Nhật Bản làm thức ăn nuôi giun Quế

Nuôi giun Quế tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ích và phù hợp với điều kiện của mọi gia đình. Loài giun Quế với chức năng sống tự nhiên sẽ góp phần phân hủy rác và các chất phế thải hàng ngày trong gia đình thành nguồn thức ăn mà động vật ưa thích, giun Quế có hàm lượng protein cao. Đây chính là nguồn thức ăn giàu đạm tại chổ cho hầu hết các con vật nuôi trong gia đình chúng ta, đồng thời cũng là nguồn cung cấp phân

bón hữu cơ cho cây trồng. Muốn nuôi giun Quế trong hộ gia đình chỉ cần 02 điều kiện sau:

- Có nguồn phân động vật tại chổ như phân gà, lợn, trâu bò ... đây là nguồn rất dễ kiếm đối với những hộ nông dân, đặc biệt là những hộ làm kinh tế VAC, đó là thức ăn ưa thích của giun Quế.

- Phải có một chuồng nuôi thích hợp: Tất cả những dụng cụ mà đảm bảo thoát nước, không úng ngập và chứa đựng được thì tất cả những thứ đó đều có thể làm chuồng nuôi giun. Ví dụ như trong thùng phuy bỏ không, trong can nhựa bỏ không hoặc thùng xốp... có thể làm chuồng nuôi giun.  Chuẩn bị chuồng nuôi: Trên thực tế người ta nuôi giun Quế theo 02 dạng:

- Luống nuôi: Luống nuôi giun Quế có thể xây bằng gạch, trong điều kiện chưa có vốn chúng ta có thể quây mê là có thể nuôi được. Luống nuối giun Quế rất thích hợp ở nông thôn vì có mặt bằng rộng rãi.

- Thùng nuôi: Tùy theo qui mô lớn nhỏ và tùy theo điều kiện tận dụng nguyên vật liệu của mỗi nơi, mà thiết kế thùng nuôi có kích thước phù hợp. Thùng nuôi giun Quế phải đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho giun và không làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn, nước trong thức ăn khi lắng xuống phải có chổ thoát để phần thức ăn bên dưới không quá ẩm. Đóng thùng nuôi giun phải đảm bảo kín không cho giun bò ra ngoài, bỏ trốn khỏi nơi nuôi. Thông thường các thùng nuôi giun làm bằng gỗ hoặc xây các bể xi măng. Nuôi giun trong gia đình với qui mô nhỏ, có thể làm những thùng xốp kích thước 80 x 40 cm và cao 60 cm. Với kích thước này có thể nuôi được 10.000 con giun. Các thùng có thể xếp chồng lên nhau và đặt trong nhà có mái che mưa che nắng.

Chuẩn bị nguyên liệu:

- Bèo Nhật Bản được vớt tại các ao hồ, kênh mương, sau đó cắt nhỏ thành từng đoạn từ 3 – 5 cm và ủ trong bao dứa từ 5 -7 ngày hoặc phơi cho héo dùng để làm nguồn thức ăn nuôi giun Quế.

- Phân trâu bò sau khi thu tại các chuồng nuôi, phải để từ 2 - 3 ngày cho bay hơi hết mùi nước tiểu của trâu bò rồi làm nguồn thức ăn nuôi giun Quế.

- Chất nền được sử dụng trong mô hình nuôi giun Quế gồm có bèo Nhật Bản với phân trâu/ bò tỷ lệ 70% bèo lục bình + 30% phân trâu/ bò.

Chọn giống: Giống được thuần dưỡng bao gồm giun trưởng thành, giun con và kén giun hay còn gọi là sinh khối. Tức là bao gồm cả môi trường sống của giun, giun bố mẹ, giun con và kén giun. Chọn những con giống to khỏe, đa số đều có đai sinh dục. Đối với giun môi trường sống rất quan trọng vì nó đảm bảo cho sự thích nghi, sinh trưởng, phát triển tốt. Vì vậy, chọn giống sinh khối sẽ giúp cho giun không bị sốc khi nuôi ở môi trường mới.

Thả giống: Sau khi đã chuẩn bị được chất nền để nuôi giun thì ta tiến hành thả giun. Trước khi thả giun thì tiến hành kiểm tra lại độ ẩm của chất nền. Nếu độ ẩm khoảng từ 60 - 70% là có thể thả giun (bốc một nắm chất nền và vắt mạnh tay nếu thấy nước chảy ra một vài giọt là vừa đủ ẩm). Khối lượng sinh khối thả là 3 – 5 kg sinh khối giun (khoảng 300 - 500 g giun) cho mỗi m2 chuồng nuôi bằng cách rãi đều khắp bề mặt chất nền đã chuẩn bị sẵn.

Chăm sóc và quản lý:

- Giữ ẩm cho luống nuôi:Độ ẩm tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của giun là 60 - 70%. Để giữ ẩm cho luống nuôi thì phải che phủ kỹ, tưới nước thường xuyên vào mùa khô, nắng nóng. Vào mùa mưa nên che đậy kỹ, không cần phải tưới thêm nước làm cho độ ẩm quá cao. Nguồn nước

tưới cho luống giun không được nhiễm các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, xà phòng hoặc các chất tẩy rửa khác.

- Quản lý nhiệt độ của thùng nuôi: Giun có thể sống ở nhiệt độ từ 20 - 30oC. Vì vậy cần phải phủ thêm một lớp vải bạt phía trên thùng nuôi giun, có vai trò cách nhiệt để làm cho thùng nuôi ít biến động theo nhiệt độ môi trường. Đồng thời tạo môi trường thoáng khí bên trong thùng bằng cách xới luống giun, giúp cho giun sinh trưởng và phát triển tốt.

Vào những đợt thời tiết lạnh rét, thì nên phủ 1 lớp lá chuối hoặc phủ thêm 1 lớp rơm, khi rơm thấm nước sẽ bị phân hủy và tỏa nhiệt, vì vậy rơm sẽ giữ ấm tốt hơn khi trời lạnh.

Quản lý và chống dịch hại: Hàng ngày theo dõi, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay. Diệt kiến có thể dùng cách đơn giản là đốt những vệt kiến bò vào luống trùn, có thể dùng thuốc diệt kiến quét trên vách chuồng. Một điều cần lưu ý là luống giun Quế phải được che chắn hoặc bao lưới xung quanh để tránh gà, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột vào ăn giun.

Thu hoạch giun: Lợi dụng đặc điểm sợ ánh sáng của giun nên ta có thể thu giun bằng cách trải một tấm bạt trên mặt đất, nơi có ánh sáng mạnh. Thu chất nền trong luống và để thành từng đống hình chóp trên tấm bạt. Do có ánh sáng mặt trời nên giun sẽ chui xuống dưới đáy để tránh ánh sáng. Khoảng 10 - 15 phút sau ta lấy lớp đất phía trên tiếp tục làm chất nền nuôi giun và thu giun ở lớp dưới.

Các phụ phẩm như rơm rạ, bèo Nhật Bản, thân cây bắp, thân cây đậu, vỏ cà phê... khi đem ủ sẽ cho loại phân hữu cơ có hàm lượng đạm, lân, kali khá cao rất tốt cho cây trồng. Cây trồng thường xuyên được bón phân hữu cơ, giảm phân hoa học sẽ cho năng suất cao, ổn định, ít sâu bệnh. Đồng thời, nếu biết tận dụng những nguồn nguyên liệu dồi dào này, người nông dân sẽ tiết

kiệm được khoản chi phí đầu vào lớn so với việc dùng phân hóa học mua trên thị trường. Hơn nữa, nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm ngày càng đảm bảo vệ sinh, vì thế nông nghiệp trong nước đang hướng đến sản xuất sạch là làm theo quy trình VIETGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices). Trong quy trình VIETGAP, đòi hỏi nông dân sử dụng nhiều phân hữu cơ, giảm phân hóa học để đảm bảo môi trường, tránh các chất tồn dư gây hại trong nông sản. Như vậy, tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ bón cho cây trồng ngoài tiết kiệm tiền, nông dân còn đang thực hiện một trong những quy trình sản xuất sạch.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w