XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 64 - 65)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.5. XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ

Với đặc điểm của một nước nông nghiệp, hằng năm lượng phế thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp là rất lớn với sản lượng hằng trăm triệu tấn/năm như: rơm, rạ, trấu và hàng chục triệu tấn bã mía... Bên cạnh đó, phế phẩm trong chế biến các loại cây công nghiệp, sản xuất hoa quả, thực phẩm... cũng đa dạng, tuy nhiên nguồn phế phụ phẩm này chỉ được tái sử dụng rất đơn giản như:

- Sử dụng để đun nấu (với lãng phí nhiệt hơn 80%)

- Trồng nấm, làm thức ăn dự trữ cho trâu bò trong mùa đông (lượng ít không đáng kế)

- Một lượng lớn bèo Nhật Bản phát triển mạnh ở các kênh rạch gây tắc nghẽn nghiêm trọng dòng chảy.

- Đa số rơm rạ sau thu hoạch được đốt bỏ thu tro làm phân bón. Việc đốt bỏ này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng về sương mù quang hóa rất độc hại, đặc biệt ở vùng ven các thành phố lớn và dọc theo các tuyến đường giao thông nên sẽ làm giảm tầm nhìn dễ dẫn đến tai nạn giao thông, tăng đột biến về lượng bệnh nhân các bệnh mắt, phổi sau mỗi vụ thu hoạch.

Với tiềm năng dồi dào như vậy, nếu biết tận dụng tái chế thì không lãng phí lượng chất hữu cơ có giá trị nếu sử dụng trong các lĩnh vực khác như dùng làm giá thể trồng các loại nấm, ủ làm phân bón... tạo thêm nhiều điều kiện việc làm cho nhiều lao động nông thôn mà còn góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, việc tận thu và tái chế cũng có khá nhiều hạn chế. Nguồn phế phẩm tái chế chủ yếu tập trung ở nông thôn, nơi trực tiếp sản xuất ra những phế phẩm này trong khi đó nguồn thu mua chủ yếu chủ yếu tập trung ở khu công nghiệp, thành phố hay khu đông dân cư.

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên chúng tôi thấy việc sử dụng giun Quế hay các chế phẩm vi sinh vật (Vixura, EM) để xử lý bèo Nhật Bản đã mang lại hiệu quả cao, vừa giải quyết được vấn nạn bèo phát triển quá mức, phá vỡ cảnh quan môi trường, gây tắc nghẽn dòng chảy, làm ô nhiễm môi trường… Thông qua các quá trình xử lý bằng giun Quế và các chế phẩm sinh học, ngoài sản phẩm chính thu được là một lượng lớn phân hữu cơ sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp góp phần bảo vệ môi trường một cách bền vững, chúng ta còn thu được một lượng lớn sinh khối giun có thể làm thức ăn bổ sung cho chăn nuôi gia cầm và ươm nuôi các loài thủy sản.

Trên cơ sở đó, chúng tôi thử đề xuất một số quy trình xử lý bèo Nhật Bản thành phân hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh vật (Vixura, EM) và giun Quế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w