XỬ LÝ BÈO NHẬT BẢN BẰNG CÁC CHẾ PHẨM VI SINH VẬT

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 52 - 53)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.3. XỬ LÝ BÈO NHẬT BẢN BẰNG CÁC CHẾ PHẨM VI SINH VẬT

Việc ủ phân hữu cơ từ nguyên liệu thực vật đã được nông dân biết từ rất lâu đời, cha ông ta đã cho rơm rạ cùng với phân gia súc vào 1 hố đất, phủ vôi hoặc đất lên trên, sau 5 - 6 tháng, sẽ có phân hữu cơ để dùng. Tuy nhiên phương pháp ủ còn đơn giản, mang tính tự phát và dựa vào kinh nghiệm, nên thời gian ủ kéo dài, chất lượng phân không cao (chủ yếu là phân hữu cơ, ít có đạm, lân và kali). Trong khi đó, người nông dân mong muốn việc sản xuất nông nghiệp của họ có hiệu quả ngay. Do đó, hiện nay phần lớn nông dân chuộng sử dụng phân hóa học, thậm chí quá lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Hậu quả của việc lạm dụng đó ngày nay đã được các nhà khoa học cảnh báo cũng như ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sống của con người.

Việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong việc xử lý bèo Nhật Bản và sản xuất phân hữu cơ sinh học từ nguồn nguyên liệu thực vật phục vụ cho nông nghiệp là một việc làm cần thiết hiện nay. Trong nội dung nghiên cứu này, chúng tôi chọn các chế phẩm sinh học Vixura và chế phẩm EM để khảo sát khả năng xử lý bèo Nhật Bản làm phân sinh học.

Kết quả của việc sử dụng các chế phẩm sinh học này sẽ giúp giải quyết được vấn nạn bèo Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ ở các ao, hồ, sông suối... đồng thời giúp người dân có được nguồn phân hữu cơ sinh học có chất

lượng cao để tăng độ xốp, độ phì cho đất, hạn chế sử dụng phân hóa học, tăng thu nhập cho người dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w