5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.2.1. Biến động về nhiệt độ chất nền thí nghiệm
Quá trình sống của giun Quế phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của giun. Nhiệt độ thấp hay cao có thể làm giảm khả năng ăn cũng như sinh sản của giun, dẫn đến làm giảm năng suất nuôi giun. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi biến động nhiệt độ trung bình của mỗi đợt nghiên cứu là 10 ngày trong suốt thời gian thí nghiệm. Kết quả theo dõi nhiệt độ của chất nền và phòng nuôi giun Quế được thể hiện ở bảng 3.3, hình 3.1 và hình 3.2.
Bảng 3.3. Biến động nhiệt độ của chất nền và phòng nuôi giun Quế Thời gian (ngày) Đợt 1 Đợt 2 Nhiệt độ phòng nuôi (°C) Nhiệt độ chất nền (°C) Nhiệt độ phòng nuôi (°C) Nhiệt độ chất nền (°C) 1-10 24,6 ± 0,52 25,9 ± 0,55 24,8 ± 0,92 25,0 ± 0,65 11-20 23,8 ± 0,48 24,4 ± 0,48 26,1 ± 0,24 26,5 ± 0,17 21-30 22,0 ± 0,39 22,6 ± 0,41 28,9 ± 0,26 28,2 ± 0,22 31-40 20,0 ± 0,63 21,4 ± 0,60 30,9 ± 0,50 30,6 ± 0,34 41-50 18,4 ± 0,20 19,8 ± 0,17 33,0 ± 0,26 31,5 ± 0,17 51-60 16,8 ± 0,17 17,6 ± 0,17 33,1 ± 0,28 31,7 ± 0,21
Hình 3.1. Biến động nhiệt độ của chất nền và phòng nuôi giun (đợt 1)
Trong đợt nuôi thứ nhất, nhiệt độ của phòng nuôi và khối chất nền trong 40 ngày đầu đạt gần với giới hạn nhiệt độ tối ưu thì khả năng tăng trưởng và hiệu quả xử lý của giun cao hơn so với các khoảng thời gian từ ngày thứ 41-60. Ở 20 ngày cuối của đợt nuôi, nhiệt độ của phòng nuôi và khối chất nền giảm thấp về giới hạn nhiệt độ đã làm giun ngừng sinh trưởng và phát triển, một số có thể chết đi vì lạnh.
Trong thời gian khảo sát nhiệt độ khối chất nền trong 30 ngày đầu ít biến động, mức dao động giữa nhiệt độ thấp nhất và cao nhất chỉ từ 1,5 - 3,40C. Nhưng từ ngày nuôi thứ 40 về sau, nhiệt độ có sự biến động mạnh, đặc biệt là từ ngày 51- 60, nhiệt độ thấp nhất là 17,60C. Nhiệt độ trung bình của phòng nuôi tương đối ổn định trong 20 ngày đầu, 10 ngày cuối của đợt nuôi nhiệt độ lại giảm xuống còn 16,80C. Như vậy thời điểm nhiệt độ môi trường giảm xuống thấp nhất cũng trùng với thời điểm mà nhiệt độ khối chất nền biến động mạnh. Nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ khối chất nền giảm là do nhiệt độ môi trường giảm mạnh vì trong khoảng thời gian này chịu ảnh hưởng của đợt gió mùa Đông bắc kèm theo mưa rét kéo dài.
Nhiệt độ trung bình của khối chất nền trong 40 ngày đầu trong đợt nuôi này là thích hợp, tuy nhiên trong 20 ngày cuối thì nhiệt độ lại duy trì ở mức thấp. Đây là mức nhiệt độ không thích hợp với đời sống của giun quế, nó làm cho giun giảm ăn và di chuyển vào ở giữa ô nuôi (vì ở giữa ô nuôi có nhiệt độ cao hơn so với ở rìa ô).
Trong đợt nuôi thứ 2, nhiệt độ môi trường tăng lên cao làm cho nhiệt độ trung bình của khối chất nền duy trì ở mức cao trên 300C, chỉ có 30 ngày đầu là nhiệt độ dưới 300C. Theo kết quả của Nguyễn Văn Bảy (2001) [6], giới hạn nhiệt độ chất nền thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của giun quế là từ 25 - 280C và Hoàng Xuân Thành (2009) [29] thì nhiệt độ tối thích cho giun sinh trưởng và phát triển là 20 - 300C. Như vậy nhiệt độ trung bình của khối chất nền trong 30 ngày đầu trong đợt nuôi này là thích hợp, tuy nhiên 30 ngày cuối của thí nghiệm thì nhiệt độ lại duy trì ở mức 31 - 330C. Đây là khoảng nhiệt độ không thích hợp với sự sinh trưởng giun quế, nên khối lượng giun tăng rất chậm hoặc có thể bị chết đi.
Hình 3.2. Biến động nhiệt độ của chất nền và phòng nuôi giun (đợt 2)
Qua kết quả khảo sát về biến động nhiệt độ chất nền và phòng nuôi giun Quế ở 2 đợt nuôi trên cho thấy: việc phát triển và sinh trưởng của giun Quế phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhiệt độ môi trường và khoảng nhiệt độ thích hợp cho giun phát triển từ 20 - 300C. Nhiệt độ môi trường thấp quá hoặc cao quá sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm hoặc có thể chết đi.
Theo chúng tôi, để việc nuôi giun Quế mang lại hiệu quả cao thì cần giữ nhiệt độ ở vào khoảng nhiệt độ tối ưu, giữ ấm vào mùa đông và đủ độ ẩm vào mùa hè để khối chất nền có nhiệt độ thích hợp giúp giun phát triển và sinh trưởng tốt.