5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.1. TÌNH HÌNH BÈO NHẬT BẢN XÂM LẤN Ở THÀNH PHỐ HUẾ VÀ VÙNG PHỤ CẬN
VÀ VÙNG PHỤ CẬN
Hiện nay trên địa bàn thành phố Huế và các vùng phụ cận, bèo Nhật Bản phát triển rất mạnh ở các ao hồ, sông nhỏ và lấp kín mặt nước. Sự phát triển quá mức của bèo trên các thủy vực sẽ gây cản trở dòng chảy, làm giảm lưu thông của nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người dân trong khu vực. Trong những năm qua các huyện/thị phải tiêu tốn rất nhiều kinh phí cho việc trục vớt bèo, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ để hạn chế việc sập cầu cống do các mảng bèo vướng vào chân cầu, cống.
Tại các phường/xã như: Phú Hòa, Thuận Thành, Tây Lộc, Xuân Phú, Thủy Phương, Thủy Vân, Hương Vinh, Phú Thượng... bèo Nhật Bản đã phát triển và sinh sản rất nhanh trên các sông, hồ... Ngoài ra, do mật độ quá dày nên dẫn đến tình trạng bèo chết với số lượng lớn gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của thủy vực...
Để đánh giá tình trạng xâm lấn của bèo Nhật Bản ở thành phố Huế và vùng phụ cận, chúng tôi đã tiến hành điều tra sự phân bố của các cá thể bèo Nhật Bản ở một số thủy vực dựa vào thông số độ nhiều tính theo thang 5 bậc của Braun - Blanquet (1972) có cải tiến, kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Phường/xã Độ nhiều Phường/ xã Độ nhiều
An Cựu ++++ Tây Lộc ++++
An Đông ++++ Thuận Hòa ++++
An Hòa +++ Thuận Lộc ++++
An Tây +++ Thuận Thành ++++
Hương Sơ +++ Trường An +++
Kim Long ++++ Vĩnh Ninh +++
Phú Bình +++ Vỹ Dạ ++++
Phú Cát +++ Xuân Phú ++++
Phú Hậu +++ Hương Long +++
Phú Hiệp +++ Thủy Biều +++
Phú Hòa ++++ Thủy Xuân +++
Phú Hội ++++ Hương An ++++
Phú Nhuận +++ Thủy Phương ++++
Phú Thuận +++ Thủy Vân ++++
Phước Vĩnh +++ Hương Vinh ++++
Phường Đúc +++ Phú Thượng ++++
Theo cán bộ phòng Cảnh quan - Môi trường thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: tình trạng bèo Nhật Bản phát triển mạnh và phủ kín hệ thống các hồ di tích ở Huế như hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, Hào hộ thành... đã phá vỡ cảnh quan của hệ sinh thái nơi đây. Đồng thời, bèo Nhật Bản phủ kín mặt nước làm giảm lượng ôxi hòa tan ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật thủy sinh, tăng quá trình phân hủy kỵ khí trong nước và bùn đáy
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch của các hồ. Khi mảng bèo chết và bị phân hủy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và tạo mùi khó chịu cho du khách đến tham quan.
Thành phố Huế đang phấn đấu là một thành phố xanh, sạch, đẹp và đã thu hút khá nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng bèo Nhật Bản phát triển quá mức trên khắp các con sông, hồ ở các điểm di tích… đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và giá trị du lịch. Vì vậy, hằng năm Ủy ban nhân dân thành phố Huế phải cấp kinh phí cho việc trục vớt, thu gom và xử lý bèo Nhật Bản nhằm lưu thông dòng chảy, giảm tắc nghẽn giao thông thủy, cải tạo cảnh quan đô thị. Chỉ tính riêng trong năm 2013, thành phố Huế đã hỗ trợ kinh phí cho một số phường để trục vớt bèo Nhật Bản trên các ao hồ với kinh phí hỗ trợ là 5000đ/m². Kết quả điều tra về tình hình làm sạch bèo Nhật Bản của các phường ở trung tâm thành phố Huế được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kinh phí hỗ trợ xử lý bèo Nhật Bản cho một số phường ở Huế
STT Phường Diện tích (m²) Kinh phí
1 Phú Hòa 5000 25.000.000 đ 2 Thuận Thành 4000 20.000.000 đ 3 Thuận Hòa 4000 20.000.000 đ 4 Vỹ Dạ 3600 18.000.000 đ 5 Phú Hội 3000 15.000.000 đ 6 Xuân Phú 3000 15.000.000 đ 7 Phú Thuận 4000 20.000.000 đ
Trong thời gian thực hiện đề tài, theo các tuyến khảo sát chúng tôi nhận thấy bèo Nhật Bản (Eichhornia crassipes) là loài thực vật thủy sinh ngoại lai xâm hại nguy hiểm, có tên trong Danh mục loài ngoại lai xâm hại của bộ Tài nguyên và Môi trường qui định [9], chúng chỉ phân bố ở các thủy vực nước đứng như ao, hồ, mương nước, ven sông, trên các thửa ruộng đang canh tác. Tại các điểm này bèo Nhật Bản đã thiết lập được những quần thể với mật độ tương đối cao (50 - 99 cá thể/1m²), độ che phủ bề mặt thủy vực lớn, gặp nhiều ở vùng ngập và bán ngập nước của các điểm khảo sát. Sự phát triển của loài này đã lấn chiếm diện tích đất canh tác, cũng như diện tích mặt nước gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của một số địa phương trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận.
Theo nghiên cứu của Võ Nguyễn Châu Ngân và một số tác giả, bèo Nhật Bản nếu biết cách sử dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích, như bổ sung vào hầm ủ biogas để sản xuất khí sinh học dùng cho đun nấu, lá và thân ủ chua dùng thức ăn cho gia súc, rễ dùng làm nấm…[22]. Đặc biệt hơn, một lợi thế cho các vùng sản xuất nông nghiệp là dùng bèo Nhật Bản vớt lên từ các sông hồ, ủ thành từng đống rồi cho thêm phân lợn hoặc trâu bò và ủ trong thời gian 60 - 80 ngày sẽ cho ra phân hữu cơ. Loại phân bón này không những tốt cho cây trồng, dễ làm mà còn giúp người dân giảm lượng phân hóa học, tăng độ phì cho đất và tiết kiệm chi phí sản xuất [37].
Trước tình hình đó, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng rất nhiều biện pháp để xử lý bèo Nhật Bản như trục vớt bèo và sản xuất các sản phẩm hữu ích phục vụ cho nông nghiệp. Tuy nhiên, các địa phương vẫn chưa thể kiểm soát được vấn nạn bèo Nhật Bản, do đó việc tìm ra biện pháp hạn chế sự phát triển của bèo Nhật Bản và tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên này để tạo nguồn phân bón có lợi cho sản xuất nông nghiệp.