ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN PHÂN HỮU CƠ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 61 - 64)

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN PHÂN HỮU CƠ

Thông qua quá trình xử lý bèo Nhật Bản bằng giun Quế và các chế phẩm vi sinh vật, chúng tôi chọn sản phẩm phân hữu cơ từ các lô thí nghiệm có thời gian thích hợp và khả năng xử lý bèo tối ưu để đánh giá chất lượng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu có được, chúng tôi chọn các mẫu sau:

- Thí nghiệm 1: Phân giun ở lô thí nghiệm gồm (70% bèo + 30% phân bò) - Thí nghiệm 2: Phân hữu cơ sau khi ủ với 200 g chế phẩm Vixura - Thí nghiệm 3: Phân hữu cơ sau khi ủ với chế phẩm EM pha loãng 5 lần Tiến hành phân tích một số thông số về chất lượng phân hữu cơ tạo thành nhằm đề xuất các hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có để làm nguyên liệu sản xuất phân bón phục vụ cho nền nông nghiệp. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu của phân hữu cơ tạo thành Chỉ tiêu Kết quả phân tích ĐC TN1 TN2 TN3 Độ ẩm (%) 13,51 18,24 23,54 20,52 pH 7,20 7,36 7,63 7,45 Hữu cơ tổng số (%) 68,4 38,7 40,8 43,7 N tổng số (%) 0,78 2,19 1,85 1,24 P2O5 (%) 0,71 1,97 1,45 1,12 K2O (%) 0,59 1,36 1,12 1,06

Ghi chú: ĐC: Lô đối chứng TN1: Phân giun Quế

TN2: Phân hữu cơ sau ủ của chế phẩm Vixura TN3: Phân hữu cơ sau ủ của chế phẩm EM thứ cấp

Kết quả phân tích về một số thông số lý hóa của các mẫu phân giun và phân hữu cơ được thể hiện ở bảng 3.10. Nhìn chung chất lượng sản phẩm phân hữu cơ sinh học đều đạt tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tất cả các công thức thí nghiệm đều có pH nằm trong khoảng 6 - 8. Trong quá trình ủ, hai mẫu phân có sử dụng chế phẩm Vixura/chế phẩm EM có pH và độ ẩm cao hơn mẫu phân giun và mẫu đối chứng. Về trạng thái cảm quan đây là các loại phân ở dạng bột, màu đen xám, mùi hơi tanh, khi để khô chúng có mùi như mùi đất mới. Nếu độ ẩm > 40% thì vón thành từng cục, <15% có thể nghiền thành bột hoặc vo viên với kích cỡ 3 - 5 mm. Có thể nói đây là loại phân hữu cơ sinh học sạch và tốt, chúng không chứa những độc tố, sử dụng rất tốt cho cây trồng.

Kết quả phân tích trên cho thấy các mẫu phân đều có hàm lượng hữu cơ cao, các chất dinh dưỡng cho cây trồng như N%, K2O% và P2O5% đều có hàm lượng cao hơn so với đối chứng (bảng 3.10). Hàm lượng NPK ở mẫu phân giun cao nhất với 2,19% N; 1,97% P2O5 và 1,36% K2O và ở mẫu phân tạo ra bởi chế phẩm EM là thấp nhất với 1,24% N; 1,12% P2O5 và 1,06% K2O. Khi so sánh với tiêu chuẩn về chất lượng phân hữu cơ sinh học của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qui định theo thông tư 36/2010 cho kết quả đều đạt tiêu chuẩn, trong đó phân giun ở lô thí nghiệm 70% bèo + 30% phân bò là tốt hơn cả.

Như vậy, có thể thấy rằng: ở 3 thí nghiệm trên thì phân giun Quế (Vermicompost) là phân hữu cơ sinh học đứng đầu về chất lượng hữu cơ tốt nhất, thích hợp cho tất cả các loại cây trồng và thực vật. Sau khi ăn các chất hữu cơ (phân chuồng, các chất thải nông nghiệp..), giun Quế thải ra một sản phẩm phân hữu cơ sạch, giàu dưỡng chất, có tác dụng cải tạo đất và thân thiện với môi trường. Thành phần dinh dưỡng của phân giun được tạo thành trong quá trình xử lý bèo Nhật Bản tương đương với một số loại phân bón hữu cơ hiện lưu hành trên thị trường như phân hữu cơ sông Gianh, phân Đầu Trâu... hơn nữa loại phân này có vượt trội hơn ở chỗ có thêm thành phần khuẩn lạc (vi sinh vật kích thích), đây là loài gây kích thích cho quá trình tăng trưởng của các loại cây trồng.

Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả, phân giun Quế có thể sử dụng trực tiếp cho cây trồng, là phân khá sạch không có mùi hôi gây ô nhiễm môi trường và không có vi khuẩn, vi rút gây hại cho động vật, bảo quản được lâu dưới nhiều hình thức. Không giống như phân hóa học thì phân giun Quế giúp mặc dù được cây hấp thụ trực tiếp một cách nhanh chóng nhưng chi phí rẻ hơn rất nhiều và giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ đất và cải tạo đất, giúp đất trung hòa axit. Kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại, chống thối rễ ở

cây trồng. Trên nhiều thí nghiệm, phân giun rất tốt cho ươm mầm cây con, tạo đà sinh trưởng và phát triển tốt, vượt qua nhanh giai đoạn cây con để tránh sâu hại và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bón bổ sung cho cây sắp ra hoa hoặc ra trái để tăng chất lượng sản phẩm cây trồng [6].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng giun quế, các chế phẩm vi sinh vật để xử lý bèo nhật bản và đề xuất giải pháp sử dụng (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w