Thỉnh thoảng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 104 - 122)

7.2 Nếu không thì lý do là: + Không có thời gian

+ Nội dung tài liệu khó hiểu + Không biết lấy tài liệu ở đâu + Không quan tâm

+ Lý do khác

………. 8. Ý kiến của ông (bà) về tài liệu KN:

+ Rất hữu ích: + Hữu ích: + Bình thường:

+ Không hữu ích

* Phương pháp tập huấn:

9. Ông (bà) biết về các lớp tập huấn kỹ thuật KN? + Có:

+ Không:

10. Đã từng tham gia bất kỳ lớp tập huấn nào chưa? + Đã từng:

+ Chưa từng tham gia:

10.1 Nếu đã từng tham gia thì:

- Số lớp tập huấn đã tham gia: ……….. - Loại lớp tập huấn đã tham gia:

+ Trồng trọt: + Chăn nuôi: + Thủy sản:

+ Có thể học hỏi từ người thân: + Mất thời gian:

+ Chỉ tiêu giành cho các xã viên có hạn: + Các kỹ thuật tập huấn khó áp dụng:

11. Nội dung các lớp tập huấn, theo ông (bà) là: + Rất cần thiết:

+ Cần thiết: + Bình thường: + Không cần thiết:

12. Các kỹ thuật trong buổi học, theo ông (bà) để áp dụng vào thực tế thì: + Khó:

+ Hơi khó: + Dễ: + Rất dễ:

13. Theo Ông (bà) thời gian tập huấn như thế có phù hợp không ?

- Phù hợp ... - Không phù hợp ... - Nếu không phù hợp thì theo Ông bà nên tổ chức vào thời gian nào?

... 14. Tài liệu tập huấn của buổi tập là:

- Được cấp ... - Phải mua ... - Mượn để học ... 15. Cảm thấy khả năng truyền đạt của giảng viên các lớp tập huấn như nào?

+ Dễ hiểu: + Bình thường: + Khó hiểu:

16. Với điều kiện của hộ thì:

16.1 Nếu có thì sau khi áp dụng: + Mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ: + Không mang lại hiệu quả gì:

16.2 Nếu không thì tại sao không áp dụng?

………

* Mô hình trình diễn:

17. Ông bà có biết về các Mô hình trình diễn đã và đang triển khai những năm gần đây không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Biết

+ Không biết

18. Ông (bà) có tham gia các Mô hình trình diễn không? + Đã từng hoặc đang tham gia:

+ Chưa từng:

18.1 Nếu đã từng tham gia thì lý do là để: + Nâng cao thu nhập:

+ Tạo công ăn việc làm: + MH mang lại nhiều lợi ích:

+ Nhận được sự giúp đỡ khi tham gia MH: + Lý do khác:

………. 18.2 Nếu chưa tham gia thì nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Thiếu vốn: + Thiếu lao động: + Đất đai không phù hợp: + MH khó áp dụng: + Rủi ro cao: + Tự làm được: + Lý do khác: ……….

19. Ý kiến của ông (bà) về sự thay đổi mức sống khi áp dụng Mô hình KN vào sản xuất nông nghiệp?

+ Tốt hơn nhiều + Tốt hơn + Như cũ + Kém đi

20. Ý kiến của ông (bà) với hoạt động KN xã: - Tăng hoạt động tập huấn

- Tăng thời gian phát thanh về KN

- Tăng hoạt động tham quan các MH trình diễn - In nhiều tài liệu, sách hướng dẫn về KN

Xin chân thành cảm ơn ông (bà)!

Chúc ông (bà) sức khỏe và đạt được hiệu quả cao trong sản xuất!

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ cho một đề tài tốt nghiệp nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong khoá luận này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2012

Sinh viên

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học tại Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo KS. Nguyễn Thị Ngọc Thương, giảng viên Khoa Kinh tế và PTNT, người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến UBND xã Đa Tốn, HTX dịch vụ tổng hợp, Ban KN xã Đa Tốn và đặc biệt là các hộ nông dân xã đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể dễ dàng nghiên cứu và thực hiện đề tài tại địa phương.

Cuối cùng, tôi xin ghi nhận và đặc biệt cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, lo lắng và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do nhiều lý do khách quan và chủ quan nên khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các độc giả để khóa luận của mình có thể hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2012

Sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đa Tốn là một xã thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội với vị trí địa lý thuận lợi, đất đai màu mỡ. Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp của xã nói riêng đã có những sự chuyển biến rõ rệt, bộ mặt nông thôn xã thay đổi từng ngày, đời sống của các hộ gia đình được cải thiện rất nhiều. Đó cũng là nhờ một phần đóng góp đáng kể của các hoạt động khuyến nông cơ sở. Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng công tác khuyến nông của xã, những tác động của khuyến nông đến kinh tế hộ nông dân xã, giải pháp đẩy mạnh hoạt động khuyến nông cơ sỏ, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội".

Mục tiêu nghiên cứu chung của khóa luận: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác khuyến nông của xã, đặc biệt là những tác động của các hoạt động khuyến nông đến kinh tế hộ nông dân, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động khuyến nông xã đến kinh tế nông hộ, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân tại địa phương.

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập thông tin (thu thập thông tin thứ cấp – đã được công bố trên sách báo, internet... và thông tin sơ cấp – có được thông qua điều tra 60 hộ nông dân trong 5 thôn), từ đó sử dụng các biện pháp xử lý thông tin bằng Excel, tổng hợp và phân tích thông tin bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và đánh giá có sự tham gia của người dân PRA. Ban KN xã đứng đầu là Trưởng ban kiêm Chủ nhiệm HTX dịch vụ tổng hợp và 18 KN viên tự nguyện tương đương đội trưởng 18 đội sản xuất ở 5 thôn.

Ban KN xã sử dụng chủ yếu 3 phương pháp đó là: Tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền trên đài phát thanh và xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến KTTB cho bà con nông dân. Kết quả chuyển giao TBKT cụ thể qua 3 năm 2009 – 2011 cụ thể như sau:

* Công tác tổ chức tập huấn kỹ thuật cho xã viên: Số lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản từ năm 2009 – 2011 lần lượt là 15, 18 và 19 lớp.

Cùng với việc số lớp học được mở tăng đều qua 3 năm thì số người tham gia tập huấn cũng có xu hướng tăng lên.

* Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn:

- MH thâm canh lúa Nhật với quy mô năm 2010 là 4,5 ha và năm 2011 tăng lên là 6,0 ha, năng suất lúa cũng đạt 65 – 67 tạ/ha.

- MH rau an toàn, kết quả năm 2010 đạt 125 triệu/ha, đến năm 2011 con số đó tăng lên là 150 triệu/ha.

- MH trồng lạc che phủ nilon đạt năng suất đạt 45 tạ/ha, cao hơn so với lạc đối chứng (không che phủ nilon) 25%.

- MH nuôi lợn nái ngoại: Số lượng lợn nái đã tăng lên đáng kể từ 2010 – 2011, từ 325 con lên 415 con.

- MH nuôi cá rô phi đơn tính: năng suất trung bình của loài cá này đạt 12,5 – 17,8 tấn/ha.

* Hoạt động thông tin tuyên truyền: Đa Tốn có 1 đài phát thanh thường

phát 2 buổi/ngày (sáng và chiều), mỗi lần phát từ 2 – 3h. Năm 2011, xã đã thực hiện 215 chương trình phát thanh có nội dung về công tác khuyến nông.

* Tình hình tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ: Các cuộc thăm quan và

hội thảo đầu bờ không ngừng tăng qua 3 năm.

Để đánh giá tác động của các hoạt động KN đến kinh tế hộ nông dân trong xã, trước tiên cần đánh giá tác động của hoạt động khuyến nông đến kết quả sản xuất nông nghiệp của xã. Khi có tác động của KN, GTSX nông nghiệp xã đã tăng đáng kể, từ 18.745 triệu đồng năm 2000 lên 53.704 triệu đồng năm 2010 và 74.588 triệu đồng năm 2011.

Nhìn chung, ở các hộ điều tra, trình độ văn hóa của các chủ hộ chủ yếu là trình độ cấp II, cấp III. Diện tích đất đai bình quân là 4,97 sào/hộ trong khi đó số lao động bình quân là 2,92 người/hộ, cho thấy sự thiếu hụt về lực lượng lao động. Nhận thức ban đầu của các hộ về KN và tầm quan trọng của KN khá tốt.

Sự tham gia của hộ vào các hoạt động KN của xã khá tích cực: 45/60 hộ biết về các lớp tập huấn kỹ thuật do Ban KN xã mở trong 3 năm gần đây, trong đó 35/45

hộ đã và đang trực tiếp tham gia vào các lớp đó. 55/60 hộ biết và có tới 35/55 hộ này đã và đang trực tiếp được tham gia vào các MH KN…

Nội dung cần quan tâm của khóa luận đó là những tác động của hoạt động KN đến kinh tế nhóm hộ nông dân điều tra. Cụ thể:

* Tác động đến việc phân bổ và sử dụng nguồn lực

- Nguồn lực đất đai:

Các hoạt động khuyến nông của Ban KN xã Đa Tốn có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp của bà con nông dân. Đối với nhóm hộ tham gia vào HĐKN, tổng diện tích đất canh tác bình quân 1 hộ hiện nay là 2025 m2 nhiều hơn 477 m2 so với các hộ không tham gia vào HDDKN là 1548 m2. Hệ số sử dụng đất nông nghiệp tương đương là 2,54 lần và 2,07 lần. Chứng tỏ sự tác động mạnh mẽ của KN đến việc sử dụng đất nông nghiệp của hộ.

Tổng diện tích đất thổ cư trung bình của mỗi hộ không cao (khoảng hơn 200 m2/hộ) và không chênh lệch nhiều giữa nhóm hộ có tham gia HĐKN và không tham gia HĐKN. Tuy nhiên, đối với những hộ tham gia HĐKN họ dành khoảng hơn 50% diện tích đất để ở còn lại tập trung cho chăn nuôi, còn với nhóm hộ không tham gia HĐKN họ chủ yếu dùng đất để ở, chăn nuôi rất ít.

- Lao động: Những hộ tham gia vào HĐKN có nhu cầu sử dụng lao động nhiều nên mỗi năm đều phải thuê thêm lao động thời vụ từ 12 – 14 công. Còn những hộ không quan tâm đến HĐKN chỉ SXNN tự cung, tự cấp là chủ yếu nên chỉ thuê khoảng 7 – 8 công/năm.

* Tác động đến sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt: Việc sử dụng quỹ đất để phát triển các loại cây trồng của 2 nhóm hộ có tham gia và không tham gia HĐKN của xã Đa Tốn là khác nhau. Trong khi nhóm hộ tham gia HĐKN có diện tích canh tác năm 2010 là 1985 m2 bình quân mỗi hộ, năm 2011 tăng lên là 2025 m2 thì nhóm hộ không tham gia HĐKN lại giảm diện tích từ 1673 m2 năm 2010 xuống còn 1548 m2 năm 2011 vì nguồn thu chính của các hộ này không phải từ trồng trọt. Điều đó làm cho tổng giá trị sản lượng trồng trọt của 2 nhóm hộ cũng khá chênh lệch.

- Chăn nuôi: Nhóm hộ có tham gia HĐKN sử dụng diện tích đất thổ cư dành cho việc chăn nuôi cao hơn so với nhóm hộ không tham gia HĐKN nên giá trị sản lượng bình quân mỗi hộ khá cao. Năm 2010 trung bình đạt 48.225,40 ngàn đồng/hộ. Năm 2011 đạt 53.450,67 ngàn đồng/hộ. Con số này ở nhóm hộ không tham gia HĐKN lần lượt là 22.430,50 ngàn đồng/hộ năm 2010 và 24.526,33 ngàn đồng/hộ năm 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tác động đến thu nhập, chi tiêu, tích lũy của hộ

Thực tế cho thấy, từ khi khuyến nông được đưa vào sản xuất, các hộ gia đình tích cực tham gia HĐKN đã cải thiện được đời sống của mình rất nhiều. Thu nhập và tích lũy của các hộ tăng lên theo từng ngày.

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động khuyến nông như nguồn nhân lực cho KN hạn chế, hoạt động thông tin tuyên truyền kém, tâm lý bảo thủ của nông dân, thời tiết…

Để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả công tác KN, khóa luận đưa ra một số giải pháp như: hoàn thiện các chính sách khuyến nông, hoàn thiện cơ cấu tổ chức Ban khuyến nông, nâng cao năng lực cho CBKN, KN viên tự nguyện, xã hội hóa các hoạt động khuyến nông, tăng cường đầu tư kinh phí cho khuyến nông. Điều đó đòi hỏi Ban KN và cán bộ làm công tác KN xã nhận thức rõ trách nhiệm và vai trò của mình để vươn lên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Qua đề tài, chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của hoạt động KN đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân nông thôn nói riêng và toàn thể nền kinh tế nước ta nói chung.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ... Error: Reference source not found

LỜI CẢM ƠN ... Error: Reference source not found

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ... Error: Reference source not found

MỤC LỤC ... Error: Reference source not found

DANH MỤC BẢNG ... Error: Reference source not found

DANH MỤC SƠ ĐỒ ... Error: Reference source not found

DANH MỤC ĐỒ THỊ ... Error: Reference source not found

DANH MỤC HÌNH ... Error: Reference source not found

DANH MỤC HỘP ... Error: Reference source not found

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ... Error: Reference source not found

PHẦN I: MỞ ĐẦU...1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...2

1.2.1 Mục tiêu chung...2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể...3

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu...3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...4

2.1.1 Khuyến nông và các vấn đề liên quan...4

2.1.2 Kinh tế hộ nông dân và các vấn đề liên quan...11

2.1.3 Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông đến kinh tế nông hộ...13

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển khuyến nông trên thế giới...15

2.2.2 Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam...17

2.2.3 Các nghiên cứu liên quan...24

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...26

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...35

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra...35

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin...36

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin...37

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin...37

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu...38

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...39

4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG CỦA XÃ ...39

4.1.1 Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực của Ban KN xã...39

4.1.2 Công tác chuyển giao KTTB của Ban KN xã...44

4.1.3 Kết quả chuyển giao KTTB của Ban KN xã giai đoạn 2009 – 2011...45

4.1.4 Tác động của hoạt động khuyến nông đến kết quả sản xuất nông nghiệp của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 104 - 122)