- Vì nó dài dòng, khó nhớ
4.2.4 Tác động của các hoạt động khuyến nông đến sản xuất nông nghiệp của hộ
4.2.4.1 Tác động đến trồng trọt
Trong sản xuất nông nghiệp, diện tích, năng suất, sản lượng là các yếu tố cơ bản tác động đến thu nhập của hộ. Vì vậy, việc sử dụng diện tích đất canh tác như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất là vấn đề vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế hộ. Điều này chịu sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp của các hoạt động KN trên địa bàn.
Bảng 4.15 cho thấy việc sử dụng quỹ đất để phát triển các loại cây trồng của 2 nhóm hộ có tham gia và không tham gia HĐKN của xã Đa Tốn.
* Nhóm hộ tham gia vào HĐKN:
Đối với nhóm hộ tham gia vào HĐKN của xã, tổng diện tích đất canh tác nhiều hơn so với nhóm hộ không tham gia vào HĐKN, và diện tích đó tăng qua 2 năm. Diện tích canh tác năm 2010 là 1985 m2 bình quân mỗi hộ, năm 2011 tăng lên là 2025 m2. Tuy diện tích đất canh tác tăng không nhiều do tác động của quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nhưng kéo theo đó, tổng diện tích gieo trồng cũng tăng. Từ trung bình 4804 m2/hộ năm 2010 tăng lên 5143 m2/hộ năm 2011 (tăng 7,06%). Sở dĩ có điều này là bởi vì các hộ được tiếp cận với các hoạt động KN, tham gia mô hình KN, tập huấn KN… nên sẽ làm tăng khả năng khai thác đất đai, đa dạng hóa các loại cây trồng: lúa, ngô, lạc, rau an toàn, cây ăn quả… Tuy năm 2011 diện tích gieo trồng lúa của hộ giảm so với năm 2010 nhưng bù lại vào đó, diện tích gieo trồng các loại rau sạch và cây ăn quả tăng rất cao (tăng khoảng 30 – 45%) do tác động tích cực của các mô hình trình diễn mà Ban KN xã triển khai.
Ở nhóm hộ này, tổng giá trị sản lượng bình quân năm 2011 đạt được là 25.103,25 ngàn đồng/năm, tăng 2,24% so với năm 2010 (BQ 24.552,20 ngàn đồng/năm) chứng tỏ sự đầu tư cho lĩnh vực trồng trọt của các hộ điều tra có tăng mà
Bảng 4.15: Tình hình sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt bình quân 1 hộ năm 2010 – 2011
Hộ tham gia vào HĐ KN Hộ không tham gia vào HĐ KN Năm 2010 Năm 2011 11/10 (%) Năm 2010 Năm 2011 11/10 (%)
1. Tổng DT canh tác M2 1985 2025 102,02 1673 1548 92,53
2. Tổng DT gieo trồng M2 4804 5143 107,06 3513 3204 91,20
- Lúa M2 2923 2245 76,80 2415 1987 82,28
- Rau M2 996 1136 114,06 612 765 125,00
- Cây ăn quả M2 785 1015 129,30 341 352 103,23
- Các loại cây khác M2 100 94 94,00 145 100 68,97
3. Tổng GT sản lượng 1000đ 24.552,20 25.103,25 102,24 20.115,00 16.989,11 84,46 - Lúa 1000đ 14.892,40 11.975,15 80,41 13.313,17 10.215,45 76,73
- Rau 1000đ 3.909,67 6.226,30 159,25 2.985,05 3.215,35 107,72
- Cây ăn quả 1000đ 4.125,12 5.305,10 128,60 2.012,50 2.509,80 124,71 - Các loại cây khác 1000đ 1.625,01 1.596,70 98,26 1.804,28 1.048,51 58,11
4. Tổng chi phí 1000đ 11.770,80 11.945,25 101,48 9.527,50 8.848,67 92,88
- Lúa 1000đ 7.117,80 5.625,77 79,04 6.214,50 5.675,67 91,33
- Rau 1000đ 1.756,22 2.850,05 162,31 1.136,17 1.236,25 108,81
- Cây ăn quả 1000đ 1.921,35 2.409,20 125,39 1.171,18 956,55 81,67 - Các loại cây khác 1000đ 975,45 970,23 99,46 1.005,65 980,20 97,47
5. Thu nhập hỗn hợp 1000đ 12.781,40 13.158,00 102,95 10.587,50 8.140,44 76,89
Diện tích trồng rau tăng 14,06% và diện tích cây ăn quả tăng 26,3%. Điều đó giúp cho các hộ có thu nhập hỗn hợp bình quân năm 2010 đạt 12.781,40 ngàn đồng và năm 2011 đạt 13.158,00 ngàn đồng (tăng 2,95%).
Tuy từ năm 2010 đến 2011 tác động của KN đến thu nhập của ngành trồng trọt mỗi hộ tăng không nhiều lắm do ảnh hưởng của việc đô thị hóa. Nhưng để có được những kết quả đó không thể phủ nhận là do nhóm hộ đã tiếp thu được nhiều kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về các TBKT từ các buổi tập huấn, đào tạo KN của Ban KN xã nên đã đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, ngoài việc phát triển các cây trồng chủ lực còn biết vận dụng tốt các giống cây mới vào sản xuất… làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng.
* Nhóm hộ không tham gia vào HĐKN:
Đối với các hộ điều tra thuộc nhóm hộ này, tổng diện tích canh tác trung bình hộ không chỉ thấp hơn nhóm hộ có tham gia HĐKN mà còn giảm trong 2 năm gần đây. Năm 2011, tổng diện tích canh tác là 1548 m2 trong khi năm 2010 còn cao hơn là 1673 m2. Điều này kéo theo tổng diện tích gieo trồng bình quân hộ cũng giảm, từ 3513 m2 năm 2010 xuống còn 3204 m2 năm 2011, giảm 8,8%. Sở dĩ các hộ không tích cực trong việc mở rộng diện tích cây trồng là do đây không phải là thu nhập chính của hộ. Ngoài sản xuất nông nghiệp, các hộ này tập trung vào một số ngành nghề khác (mộc, gốm, buôn bán…). Chính vì vậy, các HĐKN cũng không được các hộ quan tâm và không tham gia. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ được hưởng lợi từ HĐKN mặc dù không tham gia bất cứ HĐKN nào vì những hộ này tự học hỏi kinh nghiệm từ những hộ đi trước và mua giống về tự sản xuất. Điều này thể hiện ở diện tích gieo trồng rau và cây ăn quả của hộ tăng từ năm 2010 đến 2011.
Tổng giá trị sản lượng bình quân mỗi hộ năm 2010 là 20.115,00 ngàn đồng và năm 2011 giảm đến 15,54% chỉ còn 16.989,11 ngàn đồng (do giảm diện tích gieo trồng). Chính vì vậy, thu nhập hỗn hợp của các hộ cũng giảm. Năm 2011 thu nhập bình quân hộ là 8.140,44 ngàn đồng, giảm 23,11% so với năm 2010 là 10.587,50 ngàn đồng/hộ (do đây không phải nguồn thu chính của hộ).
Qua đó có thể thấy tác dụng của việc tham gia các HĐKN, nó đã giúp cho nhiều hộ gia đình biết cách tận dụng đất canh tác hiệu quả, tăng hệ số sử dụng đất và làm tăng giá trị sản lượng để đạt thu nhập cao hơn.
4.2.4.2 Tác động đến chăn nuôi
Nhìn chung chăn nuôi hộ gia đình ngày càng được phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực vào việc cải thiện đời sống kinh tế nông hộ, nâng cao mức sống cho bà con nông dân. Tuy nhiên chăn nuôi lại là ngành khó thực hiện thành công hơn so với trồng trọt do nhiều yêu cầu khắt khe về kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, trình độ chủ nuôi, chất lượng con giống… Chăn nuôi ở xã Đa Tốn tập trung vào một số loài vật thường thấy như: lợn, gà, vịt, bò, cá…
Bảng 4.16 cho thấy về thực trạng của ngành chăn nuôi nói chung của 60 hộ được điều tra trên địa bàn xã và phân ra làm 2 nhóm hộ: nhóm hộ có được tham gia các HĐKN và nhóm hộ chưa từng tham gia HĐKN nào.
Như đã nói ở trên, chăn nuôi vẫn là ngành khó thực hiện hơn trồng trọt. Chính vì vậy, diện tích đất dùng cho chăn nuôi hiện nay ở xã không nhiều.
* Nhóm hộ có tham gia HĐKN:
Nhóm hộ này sử dụng diện tích đất thổ cư dành cho việc chăn nuôi cao hơn so với nhóm hộ không tham gia HĐKN. Cụ thể, năm 2010 bình quân mỗi hộ sử dụng 52,5 m2 cho chăn nuôi và năm 2011 con số đó tăng lên là 63,95 m2 (tăng 21,81%). Diện tích đất chăn nuôi có tăng nhưng đây vẫn chưa thực sự là những con số đáng kể bởi vì diện tích đất thổ cư mỗi hộ có hạn và còn phải dành cho việc sinh sống hàng ngày.
Tuy nhiên, tổng giá trị sản lượng bình quân mỗi hộ vẫn khá cao. Năm 2010 trung bình đạt 48.225,40 ngàn đồng/hộ. Năm 2011 đạt 53.450,67 ngàn đồng/hộ, tăng 10,84% so với năm 2010. Nguồn thu chủ yếu của các hộ là từ chăn nuôi lợn. Năm 2011, các hộ đầu tư cho nuôi lợn rất nhiều, nhiều hộ mở rộng diện tích chuồng nuôi, tăng số đầu lợn giống tuy nhiên giá trị sản lượng bình quân chỉ tăng 7,66% so với năm 2010 là do cuối năm 2011 có dịch sốt phát ban lợn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Ban KN xã tình trạng này đã được khắc phục kịp thời và không gây tổn thất
Bảng 4.16: Tình hình sản xuất kinh doanh ngành chăn nuôi bình quân 1 hộ năm 2010 – 2011
Hộ tham gia vào HĐ KN Hộ không tham gia vào HĐ KN Năm 2010 Năm 2011 So sánh 11/10 (%) Năm 2010 Năm 2011 So sánh 11/10 (%) 1. Tổng DT chăn nuôi M2 52,50 63,95 121,81 25,00 25,00 100,00 2. Tổng GT sản lượng 1000đ 48.225,40 53.450,67 110,84 22.430,50 24.526,33 109,34 - Lợn 1000đ 25.500,50 27.455,25 107,66 15.125,50 14.126,45 93,39 - Bò 1000đ 10.040,70 9.512,52 94,74 3.267,89 2.978,67 91,15 - Gia cầm 1000đ 7.550,25 9.247,11 122,47 4.037,11 5.212,50 129,11 - Thủy sản 1000đ 5.133,95 7.235,79 140,94 - 2.208,71 - 3. Tổng chi phí 1000đ 20.560,33 22.765,00 110,72 12.344,90 12.973,44 105,09 - Lợn 1000đ 13.510,50 15.125,00 111,95 9.106,77 8.726,25 95,82 - Bò 1000đ 3.425,12 3.050,50 89,06 1.045,23 1.026,44 98,20 - Gia cầm 1000đ 2.009,50 2.217,88 110,37 2.192,90 2.246,00 102,42 - Thủy sản 1000đ 1.615,21 2.371,62 146,83 - 974,75 - 4. Thu nhập hỗn hợp 1000đ 27.665,07 30.685,67 110,92 10.085,60 11.552,89 114,54 5. Thu nhập BQ/tháng 1000đ 2.305,42 2.557,14 110,92 840,47 962,74 105,10
Thu nhập của hộ cũng tăng đáng kể sau khi đã trừ hết các chi phí trung gian (tiền giống, thức ăn, tiêm thuốc…). Từ 27.665,07 ngàn đồng/hộ năm 2010 (bình quân 2.305,42 ngàn đồng/tháng) tăng lên 30.685,67 ngàn đồng/hộ năm 2011 (bình quân 2.557,14 ngàn đồng/tháng), tăng 10,92%. Sở dĩ được như vậy là bởi vì qua 2 năm, các hộ đã mở rộng thêm diện tích đất chăn nuôi, tăng thêm số lượng đầu vật nuôi do tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích từ các buổi tập huấn KN và tham gia vào các mô hình chăn nuôi mà Ban KN xã phối hợp tổ chức. Hai mô hình chăn nuôi quan trọng nhất của xã trong 2 năm qua đó là MH chăn nuôi lợn nái ngoại và MH nuôi cá rô phi đơn tính. Nó đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều hộ dân trong xã vì tính phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra, các hộ còn rất tích cực phát triển chăn nuôi gà, vịt, bò…
* Nhóm hộ không tham gia HĐKN:
Đối với nhóm hộ này, vì thu nhập chính của hộ từ ngành nghề phụ nên việc hộ không quan tâm đến HĐKN có thể là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, theo như điều tra, các hộ này không quan tâm đến việc đồng áng nhưng mỗi hộ vẫn dành 1 diện tích đất thổ cư nhỏ để chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng ít và để sử dụng trong gia đình là chủ yếu.
Năm 2010 và 2011 ở nhóm hộ này không có sự thay đổi về diện tích chăn nuôi, vẫn giữ nguyên là 25 m2 bình quân hộ. Tuy nhiên, một số hộ lại tăng thêm số lượng đầu vật nuôi. Chính vì vậy nên tổng giá trị sản lượng mà hộ thu được cũng tăng. Từ 22.430,50 ngàn đồng bình quân hộ năm 2010 lên 24.526,33 ngàn đồng năm 2011, tăng 9,34%. Số lượng đầu vật nuôi tăng làm cho các chi phí trung gian cũng tăng, sau khi trừ hết các chi phí, mỗi hộ thu nhập được trung bình là 10.085,60 ngàn đồng năm 2010 và năm 2011 là 11.552,89 ngàn đồng, trung bình mỗi tháng hộ chỉ thu về khoảng gần 1 triệu đồng/hộ. Thu nhập ít như vậy bởi hầu như nhóm hộ này chăn nuôi là để phục vụ nhu cầu ăn uống của gia đình. Bên cạnh đó, nhận thấy không có sự chênh lệch nhiều về thu nhập qua 2 năm là do chỉ một số hộ trong nhóm hộ này tăng số lượng đầu vật nuôi nên tăng thu nhập, còn các hộ khác chủ yếu là giữ nguyên hoặc một vài hộ bỏ hẳn việc chăn nuôi do dịch bệnh để tập trung
Trong quá trình điều tra thực trạng chăn nuôi của các hộ ở xã, cho thấy ngoài mục tiêu tự phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình (đối với nhóm hộ không tham gia HĐKN) và mục tiêu thu lợi nhuận (nhóm hộ có tham gia HĐKN) thì chăn nuôi trong các hộ gia đình còn là nguồn tạo ra phân hữu cơ cho ngành trồng trọt, mặt khác chăn nuôi còn giải quyết các sản phẩm nông nghiệp dư thừa từ trồng trọt. Chính vì vậy các hộ khi chăn nuôi cần phải biết các biện pháp để phòng ngừa dịch bệnh. Đối với nhóm hộ được tham gia HĐKN thì đây không phải là vấn đề khó khăn, còn với nhóm hộ không tham gia HĐKN vì chỉ sản xuất theo kiểu “kinh tế đóng” nên không có được những biện pháp kỹ thuật để đối mặt với khó khăn trên. Nên việc chăn nuôi không đạt hiệu quả là điều tất yếu. Đó cũng là nguyên nhân khiến các hộ không mở rộng diện tích chăn nuôi hoặc bỏ hẳn chăn nuôi mà làm các ngành nghề khác.