- Vì nó dài dòng, khó nhớ
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin cần thu thập Nguồn
1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Sách, báo, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án, các trang web.
2. Các thông tin chung về xã (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả phát triển kinh tế)
Thu thập từ Phòng thống kê xã và các phòng ban của UBND xã.
3. Các thông tin về hoạt động khuyến nông (nguồn lực, số cán bộ KN và các số liệu phản ánh về kết quả hoạt động KN như số buổi tập huấn kỹ thuật, số nông dân tham gia tập huấn…)
Thu thập từ Ban KN xã, Báo cáo tổng kết từng năm của Hợp tác xã dịch vụ Đa Tốn, từ hoạt động của các nhóm tổ chức đoàn thể xã hội, cán bộ KN, nông dân…
3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Các thông tin sơ cấp được thu thập chủ yếu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra:
* Đối tượng điều tra: các hộ nông dân trong địa bàn xã.
tâm tới hoạt động KN mà sẽ có những hộ đã và đang tham gia hoạt động KN, có những hộ chưa từng tham gia bất kỳ hoạt động KN nào và có cả những hộ không quan tâm đến hoạt động KN nhưng vẫn được hưởng lợi từ hoạt động này mang lại… Vì vậy, trong phiếu điều tra, tôi đã chuẩn bị sẵn tất cả các câu hỏi liên quan để đánh giá được chính xác tầm ảnh hưởng của hoạt động KN đến kinh tế hộ.
* Nội dung phiếu điều tra: bao gồm các câu hỏi để phỏng vấn hộ về: thông tin
chung của hộ, sự tham gia vào các hoạt động khuyến nông xã như thế nào, sự thay đổi về tình hình sản xuất của hộ khi có các hoạt động khuyến nông, ý kiến của hộ về các hoạt động khuyến nông xã, tầm ảnh hưởng của các tổ chức với sản xuất nông nghiệp của hộ… Đặc biệt, các số liệu phản ánh đúng thực trạng kinh tế của các hộ nông dân khi có tác động của hoạt động KN (tình hình sử dụng đất đai, lao động, thu nhập, chi tiêu, tích lũy của hộ).