Thường xuyên

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 48 - 104)

Ban KN xã tổ chức. Các lớp này thường được tổ chức ở hội trường xã với sức chứa khoảng 60 người. Về cơ bản, tôi thấy các kỹ thuật được truyền bá và khả năng truyền đạt của KN viên rất tốt. Tuy nhiên, với số lượng người tham gia còn quá đông thì không thể tránh khỏi một số hạn chế. Nếu người ta trật tự nghe giảng thì không sao nhưng nhiều lúc họ nói chuyện quá nhiều, làm ảnh hưởng đến những người có tinh thần học tập nghiêm túc.

Ông Lê Văn Nghị, nông dân sản xuất giỏi thôn Ngọc Động Trong thời gian tới, KN xã cần phải chú ý hơn nữa trong việc mở lớp tập huấn, vì lớp học này mục đích là để phục vụ những cá nhân có nhu cầu học tập, có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả hoạt động của Ban KN.

4.1.3.2 Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn

Xây dựng mô hình trình diễn là hoạt động chính và quan trọng nhất của công tác KN. Bằng việc xây dựng các mô hình trình diễn nhỏ, Ban KN xã đã chứng minh cho người dân tận mắt thấy tính ưu việt của kỹ thuật mới, giống mới so với kỹ thuật và giống cũ. Từ đó thuyết phục người nông dân áp dụng vào sản xuất mà không phải gặp nhiều khó khăn.

Trong 3 năm qua (2009 – 2011), Ban KN xã đã kết hợp với Trạm KN huyện, Trung tâm KN thành phố, phòng Nông nghiệp, xây dựng một số mô hình trình diễn tại địa phương, trong đó có cả mô hình về trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Kinh phí để xây dựng các mô hình, ngoài phòng nông nghiệp và kinh phí tự bỏ của HTX dịch vụ thì có khoảng 30% là đóng góp của người dân. Các hộ được chọn tham gia xây dựng mô hình thường là các hộ có điều kiện kinh tế, chân đất tốt, hệ thống tưới tiêu chủ động, giao thông thuận lợi. Vì vậy nên các hộ nghèo rất khó có khả năng được tham gia xây dựng mô hình.

Bảng 4.3 tổng hợp kết quả xây dựng mô hình trình diễn của Ban KN xã qua 2 năm 2010 và 2011.

Bảng 4.3: Kết quả xây dựng mô hình trình diễn của Ban KN xã qua 2 năm 2010 và 2011

Tên mô hình ĐVT 2010Quy mô2011 Số hộ tham gia (hộ)2010 2011 Địa điểm

1. Trồng trọt

MH cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Ha 12 25 60 90 Cả 5 thôn

MH thâm canh lúa Nhật Ha 4,5 6,0 35 50 Cả 5 thôn

MH rau an toàn Ha 2,0 3,5 19 33 Thôn Ngọc Động, Lê Xá

MH trồng lạc che phủ nilon Ha 2,0 3,1 16 27 Thôn Thuận Tốn, Đào Xuyên

MH trồng Bưởi Diễn Ha 16 19 24 31 Thôn Thuận Tốn, Khoan Tế

2. Chăn nuôi

MH nuôi lợn nái ngoại Con 325 415 40 50 Cả 5 thôn

3. Thủy sản

MH nuôi cá rô phi đơn tính Ha 2,5 3,0 12 16 Thôn Khoan Tế, Ngọc Động

a) Các mô hình trồng trọt

Mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa: Bắt đầu từ vụ xuân 2009, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Gia Lâm và sự hỗ trợ của Trung tâm KN Hà Nội, Đa Tốn đã thử nghiệm mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Từ khâu gieo mạ cho đến phun thuốc, gặt, đập lúa đều do máy làm. Trung tâm khuyến nông đã đầu tư giàn gieo lúa thẳng hàng, hỗ trợ tập huấn, trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư giống, vật tư, máy móc, thiết bị để phục vụ bà con nông dân sản xuất theo đúng quy trình đề ra.

Theo thống kê của HTX dịch vụ tổng hợp Đa Tốn, khi thực hiện cơ giới hóa đồng bộ, chi phí cho quá trình sản xuất giảm đi đáng kể. Năm 2011, so sánh giữa mô hình cơ giới hóa với ruộng cấy truyền thống, ngoại trừ chi phí bón lót tăng bình quân 20 ngàn đồng/sào thì các khâu khác từ gieo mạ cho đến làm đất, phun thuốc, bón thúc, thu hoạch chi phí đều giảm. Tổng chi phí giảm tính trung bình cho 1 sào ruộng là khoảng 296 ngàn đồng. Điều này cho thấy ưu điểm vượt trội do cơ giới hóa đồng bộ mang lại.

MH thâm canh lúa Nhật: thực hiện với quy mô năm 2010 là 4,5 ha và năm

2011 tăng lên là 6,0 ha. Mặc dù khi thực hiện MH gặp chút ít khó khăn do chuột cắn phá nhưng các cán bộ KN và nông dân đã nhanh chóng phát hiện khắc phục, nên cuối vụ năng suất lúa cũng đạt 65 – 67 tạ/ha. Trong khi đó năng suất lúa Khang dân cùng điều kiện chỉ đạt 55 – 56 tạ/ha. Như vậy có thể thấy giống lúa Nhật này rất phù hợp với điều kiện tại xã, đây là dấu hiệu cho các hộ nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu trồng lúa, nâng cao thu nhập.

MH trồng và chăm sóc rau an toàn: MH này được Ban KN xã kết hợp với

phòng nông nghiệp Thành phố triển khai thực hiện từ năm 2005. MH này mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dựa theo nhu cầu sống ngày càng cao của nhân dân, những năm gần đây, Ban KN xã lại tiếp tục đưa thêm các giống rau an toàn mới lập mô hình sản xuất. Các giống mới như cà chua VL3500, bắp cải Nhật…được tiến hành thử nghiệm ở cánh đồng Mả Bè thôn Ngọc Động và cánh đồng Ré thôn Lê Xá. Kết quả thử nghiệm mô hình: Năm 2010 đạt 125 triệu/ha, đến năm 2011 con số đó tăng

Hình 4.1: Chăm sóc rau an toàn tại thôn Lê Xá

MH trồng lạc che phủ nilon: MH này bắt đầu được Ban KN xã đưa vào tiến

hành trồng thử nghiệm với quy mô 2,0 ha từ năm 2010, đến năm 2011 tăng lên là 3,1 ha ở 2 thôn Thuận Tốn và Đào Xuyên. Các giống lạc được đưa vào trồng trong MH là lạc L18, lạc Sán Dầu 30. Sau năm đầu tiên, đạt năng suất đạt 45 tạ/ha, cao hơn so với lạc đối chứng (không che phủ nilon) 25%. Giá trị thu được là 26,4 triệu đồng/ha.

MH trồng Bưởi Diễn: đã được thực hiện từ năm 2005 tuy nhiên vẫn chưa

nhân rộng được trên quy mô toàn xã. MH này mới chỉ có 3 thôn áp dụng là thôn Đa Tốn, Lê Xá và Ngọc Động. Do đó, những năm gần đây, Ban KN xã lại đưa trở lại MH trồng Bưởi Diễn mục đích là nhân rộng trên phạm vi toàn xã đặc biệt là 2 thôn Thuận Tốn và Khoan Tế. Vì đây là loại Bưởi ngọt, thơm, rất được nhiều người ưa thích. Kết quả từ năm 2010 đến 2011 cả quy mô và số hộ tham gia trồng đều tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Mô hình chăn nuôi

MH chăn nuôi lợn nái ngoại: Sau khi thực hiện thành công MH phát triển

đàn bò sinh sản lấy thịt (2003), Ban KN xã Đa Tốn tiếp tục phối hợp với phòng nông nghiệp thành phố và trạm khuyến nông huyện khảo cứu địa điểm, triển khai xây dựng MH trình diễn chăn nuôi lợn nái ngoại. Chương trình được triển khai cả ở

mỗi thôn chỉ có trung bình 8 – 10 hộ tham gia. Số lượng lợn nái đã tăng lên đáng kể sau 2 năm, từ 325 con (2010) lên 415 con (2011), trong đó thôn có số lượng lợn nuôi lớn nhất là Đào Xuyên với 207 con (chiếm 49,88% toàn xã).

Hình 4.2: Chuồng nuôi lợn nái ngoại của một hộ nông dân thôn Đào Xuyên

Ngoài MH trên, Ban KN xã cũng kết hợp cùng các đơn vị liên quan xây dựng nhiều MH khác như: MH chăn nuôi gà ATSH (2006), MH nuôi vịt lai (2008) …

c) Mô hình thủy sản

MH nuôi cá rô phi đơn tính: Cá rô phi đơn tính là loài cá sống được trong

nhiều loại thủy vực kể cả nước lợ và nước ngọt, sống được trong môi trường có nồng độ oxi thấp dưới 5mg/l. Thịt cá chắc, thơm nên nhiều người ưa thích. Đây là loại cá ngày càng được buôn bán nhiều trên thị trường. Nhận thức được xu thế đó, Ban KN xã đã nhanh chóng đưa MH nuôi cá rô phi đơn tính vào trình diễn từ năm 2010 ở 2 thôn Khoan Tế và Ngọc Động (2 thôn có diện tích mặt nước lớn). Kết quả sau 6 tháng nuôi, cá sinh trưởng, phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra, trọng lượng trung bình đạt 400 – 450 gam/con. Qua 2 năm, nhận thấy năng suất trung bình của loài cá này đạt 12,5 – 17,8 tấn/ha. Với kết quả này, đã có nhiều hộ gia đình chuyển đổi diện tích đất trồng sang nuôi cá để mong có thu nhập cao hơn.

4.1.3.3 Hoạt động thông tin tuyên truyền

Đa Tốn có 1 đài phát thanh thường phát 2 buổi/ngày (sáng và chiều), mỗi lần phát từ 2 – 3h. Bên cạnh các chuyên mục như: phòng chống tệ nạn xã hội, kế hoạch hóa gia đình… thì đài truyền thanh xã còn có hẳn một chuyên mục KN riêng. Với 4 phát thanh viên, hàng ngày đài phát thanh xã tiến hành thông báo về tình hình sản xuất nông nghiệp: tình hình sâu bệnh, tưới tiêu hay thông tin về giống mới…

Sơ đồ 4.3: Tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng xã Đa Tốn

Về sản xuất nông nghiệp, đài tập trung vào thông báo thời gian tiến hành gieo cấy, thông báo về tình hình sâu bệnh, lấy nước tưới, đánh chuột bảo vệ đồng ruộng và nhiều nội dung hữu ích khác. Cả xã có 25 loa phát thanh (chia đều ở 5 thôn) với 4 phát thanh viên nên quá trình truyền đạt thông tin rất thuận tiện.

Năm 2011, xã đã thực hiện 215 chương trình phát thanh có nội dung về công tác khuyến nông, trong đó bao gồm 102 nội dung về trồng trọt, 97 nội dung về chăn nuôi, thủy sản còn lại là các nội dung khác (Ban KN xã Đa Tốn, 2011).

4.1.3.4 Tình hình tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ

Do điều kiện nguồn kinh phí cho hoạt động KN có hạn, cho nên với hoạt động tham quan mô hình ở Đa Tốn còn rất hạn chế và chủ yếu là tham quan các mô

Phòng chống TNXH Kế hoạch hóa gia đình Tình hình sâu bệnh, chuột … Thời vụ gieo cấy MH sản xuất hiệu quả Gương nông dân tiêu biểu Đài phát thanh xã

Bảng 4.4: Kết quả số lần tham quan, hội thảo đầu bờ từ 2009 – 2011 Chỉ tiêu ĐVT 2009 Năm2010 2011 10/09 So sánh (%)11/10 BQ I. Số lần tham quan Lần 2 3 4 150,00 133,33 141,41 1. Trồng trọt Lần 1 1 1 100,00 100,00 100,00 2. Chăn nuôi Lần - 1 1 - 100,00 - 3. Thủy sản Lần 1 1 2 100,00 200,00 141,42

Số người tham dự Người 10 18 20 180,00 111,11 141,42

BQ số người dự/lần Người 5 6 5 120,00 83,33 99,99

II. Số lần hội thảo đầu bờ Lần 6 8 12 133,33 150,00 141,41

1. Trồng trọt Lần 1 2 3 200,00 150,00 173,21

2. Chăn nuôi Lần 2 3 5 150,00 166,67 158,11

3. Thủy sản Lần 2 3 4 150,00 133,33 141,42

Số người tham dự Người 162 240 420 148,15 175,00 161,01

BQ số người dự/lần Người 27 30 35 111,11 116,67 113,86

Nhìn vào Bảng 4.4 ta thấy, các cuộc tham quan mô hình cho xã viên có tăng qua 3 năm, cụ thể là sau mỗi năm tăng thêm 1 chuyến tham quan. Tuy mỗi chuyến thăm quan chỉ có tiêu chuẩn 5 – 6 người đi nhưng đây đều là những gương mặt tiêu biểu, có tinh thần học tập cao và có trách nhiệm trong công tác truyền bá lại những gì mắt thấy tai nghe cho bà con nông dân sau khi họ tham quan về.

Số lần hội thảo đầu bờ từ năm 2009 – 2011 không ngừng tăng lên, bình quân tăng 41,41% qua 3 năm, lượt người tham dự tăng bình quân 61,01%. Các cuộc hội thảo đầu bờ trong xã thường được tổ chức ngay tại các điểm trình diễn do chính những người nông dân trực tiếp báo cáo, giới thiệu quá trình tiến hành làm MH. Các KN viên đóng vai trò là người hỗ trợ nông dân.

Vấn đề cần quan tâm ở đây là sau khi tham gia tham quan, hội thảo nông dân tiếp thu được những gì. Theo ý kiến nhận định của nhiều nông dân trực tiếp được tham gia vào hoạt động này, họ cho rằng đây là hoạt động KN rất hữu ích, nó giúp cho người nông dân tiếp thu dễ dàng hơn, ghi nhớ được lâu hơn so với việc chỉ đọc hay nghe trên đài phát thanh. Sau khi được tham quan, hội thảo, nhiều hộ đã mạnh dạn đưa các giống cây hoặc con mới vào sản xuất và đều thu được kết quả khá khả quan.

4.1.4 Tác động của hoạt động khuyến nông đến kết quả sản xuất nông nghiệp của xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.4.1 Tác động về mặt kinh tế

Hoạt động khuyến nông đã có tác động tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu GTSX, cơ cấu mùa vụ, diện tích, năng suât cây trồng và số lượng, chất lượng đàn vật nuôi. Cụ thể các tác động này được thể hiện trong việc biến đổi cơ cấu GTSX nông nghiệp của xã.

Để đánh giá được sự tác động của khuyến nông đến cơ cấu GTSX nông nghiệp của xã thời gian qua, tôi tiến hành thu thập và nghiên cứu số liệu thống kê của 3 năm 2000, 2010 và 2011. Trong đó năm 2000 coi như chưa có tác động của KN đến sản xuất, 2 năm trở lại đây được xem là những năm KN có tác động mạnh nhất.

Bảng 4.5: Chuyển dịch cơ cấu giá trị trong sản xuất nông nghiệp của xã

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2010 Năm 2011

GT(trđ) CC(%) GT(trđ) CC(%) GT(trđ) CC(%) Tổng GTSX nông nghiệp 18.745 100,00 53.704 100,00 74.588 100,00 1. Trồng trọt 13.658 72,86 32.094 59,76 45.388 60,85 2. Chăn nuôi 4.196 22,38 14.250 26,53 20.000 26,81 3. Thủy sản 891 4,75 7.360 13,70 9.200 12,33 Nguồn: HTX dịch vụ tổng hợp Đa Tốn

Qua bảng 4.5 ta thấy, năm 2000 khi chưa có hoạt động KN thì cơ cấu về giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng rất lớn so với các ngành khác (chiếm 72,86%), tỷ trọng ngành thủy sản lúc đó là rất thấp (chỉ 4,75%) do rất ít hộ gia đình đầu tư thầu ao nuôi cá, tôm… Từ khi Ban KN xã được thành lập với các hoạt động KN rất tích cực đặc biệt là những năm gần đây, tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt giảm mạnh thay vào đó tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản tăng lên đáng kể. Tỷ trọng ngành trồng trọt hiện nay chỉ chiếm khoảng 59 – 60% vì nhiều hộ gia đình đã chuyển sang nuôi lợn, bò, gà, thầu ao thả cá, nuôi baba… Mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, ngô.

Có thể nói công tác KN những năm qua đã góp phần không nhỏ vào việc làm tăng GTSX nông nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn xã.

4.1.4.2 Tác động về mặt xã hội - môi trường

Bên cạnh việc thực hiện chuyển giao KTTB về nông nghiệp tới cho người dân thì khuyến nông còn thực hiện việc truyền bá thông tin kiến thức, lối sống sinh hoạt lành mạnh, đề cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân. Khuyến nông đảm nhận việc khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, phân xanh để bón cho cây trồng, tuyên truyền làm chuồng trại xa nhà, khuyến cáo khai thác và sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.

Trong những năm qua, Ban KN xã cũng phối hợp với nhiều cơ quan chức năng, các công ty thuốc BVTV tổ chức nhiều buổi tập huấn cho bà con nông dân về cách pha chế và sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y đúng liều lượng và đúng cách.

Vừa đảm bảo an toàn cho người pha chế, diệt được các loại sâu bệnh, không làm tổn hại đến chất lượng của vật nuôi, cây trồng mà vừa giữ gìn vệ sinh môi trường. Đặc biệt năm 2009, Ban KN xã đã kết hợp với HTX dịch vụ và UBND xã cho xây dựng 1 hầm BIOGAS góp phần xử lý tốt lượng chất thải của các trang trại chăn nuôi lớn trên địa bàn. Từ đó tạo hiệu ứng tích cực khắc phục tình trạng môi trường đang xuống cấp hiện nay, cũng là tạo tiền đề cho việc xây dựng nông thôn mới ở Đa Tốn.

4.2 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG ĐẾN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TRONG NHÓM HỘ ĐIỀU TRA KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TRONG NHÓM HỘ ĐIỀU TRA

4.2.1 Tình hình chung về nhóm nông hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 48 - 104)