Tác động của các hoạt động khuyến nông đến việc phân bổ và sử dụng nguồn

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 65 - 70)

- Vì nó dài dòng, khó nhớ

4.2.3Tác động của các hoạt động khuyến nông đến việc phân bổ và sử dụng nguồn

nguồn lực của nhóm hộ điều tra

4.2.3.1 Tác động đến việc sử dụng đất đai

a) Đối với đất nông nghiệp

Các hoạt động khuyến nông của Ban KN xã Đa Tốn có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp của bà con nông dân. Đối với các hộ tham gia vào hoạt động KN (HĐKN) và các hộ chưa từng tham gia vào HĐKN có những sự khác biệt về việc sử dụng đất nông nghiệp.

Qua Bảng 4.12 cho chúng ta thấy thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra tại 5 thôn của xã. Trong số 60 hộ điều tra, có những hộ đã và đang tham gia các HĐKN và có những hộ chưa từng tham gia bất kỳ 1 buổi tập huấn KN nào. Đối với nhóm hộ tham gia vào HĐKN, tổng diện tích đất canh tác bình quân 1 hộ hiện nay là 2025 m2 nhiều hơn 477 m2 so với các hộ không tham gia vào HDDKN là 1548 m2. Do đó nó là nhân tố chính ảnh hưởng đến giá trị sản lượng và thu nhập của ngành trồng trọt. Những hộ tham gia vào HĐKN chứng tỏ họ muốn biết thêm các kỹ thuật gieo trồng, muốn ứng dụng các giống mới và TBKT vào sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư thêm đất để sản xuất là điều tất yếu. Vì vậy, ngoài diện tích được giao là 1947 m2 bình quân 1 hộ (chiếm 96,15% tổng diện tích canh tác) thì họ còn thuê thêm trung bình mỗi hộ 78 m2 để trồng trọt. Còn những hộ không tham gia HĐKN thì sản xuất phần lớn là để tự cung tự cấp, nhỏ lẻ, manh mún hoặc đây là những hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm thêm nghề mộc, vận tải, gốm… nên không những họ không có nhu cầu thuê thêm đất mà còn cho thuê đất

Bảng 4.12: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra năm 2011

Chỉ tiêu

Hộ tham gia vào HĐ KN Hộ không tham gia vào HĐ KN Chênh lệch SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) SL (m2) 1. Tổng diện tích canh tác 2025 100,00 1548 100,00 477 - Diện tích được giao 1947 96,15 1663 107,43 284

- Diện tích cho thuê - - 115 7,43 115

- Diện tích đi thuê 78 3,85 - - 78

2. Hệ số sử dụng ruộng đất (lần) 2,54 2,07 0,47

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Vì sự khác biệt giữa việc có tham gia và không tham gia HĐKN nên hệ số sử dụng đất nông nghiệp của các hộ cũng khác nhau. Hệ số sử dụng đất nông nghiệp của nhóm hộ tham gia vào HĐKN là 2,54 lần cao hơn 0,47 đơn vị so với nhóm hộ chưa từng tham gia HĐKN là 2,07 lần. Chứng tỏ các hộ đã từng được đào tạo KN nắm bắt thông tin, kỹ thuật tốt hơn, tận dụng tốt đất nông nghiệp và biết cách đa dạng hóa sản phẩm trong ngành trồng trọt.

Như vậy, các hoạt động KN có tầm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra. Các nông hộ muốn nâng cao hệ số sử dụng đất thì biện pháp chủ yếu đó làm tích cực tham gia vào các lớp tập huấn KN, các MH trình diễn và các hoạt động khác của Ban KN xã.

b) Đối với đất thổ cư

Thực trạng sử dụng đất thổ cư của nhóm hộ điều tra năm 2011 được thể hiện qua Bảng 4.13. Tổng diện tích đất thổ cư trung bình của mỗi hộ không cao (khoảng hơn 200 m2/hộ) và không chênh lệch nhiều giữa nhóm hộ có tham gia HĐKN và không tham gia HĐKN. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động ăn ở, sinh hoạt, chăn nuôi hay các ngành nghề phụ đều được tiến hành trên đất thổ cư. Do đó, một khi các ngành nghề và chăn nuôi phát triển thì có ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt của hộ.

Bảng 4.13: Thực trạng sử dụng đất thổ cư của nhóm hộ điều tra năm 2011

Tổng diện tích đất thổ cư 214,45 100,00 220,74 100,00 6,29

- Diện tích đất ở 130,00 55,96 160,00 72,48 30,00

- Diện tích đất ngành nghề 20,50 14,22 35,74 16,19 15,24 - Diện tích chăn nuôi 63,95 29,82 25,00 11,33 38,95

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Xét nhóm hộ có tham gia vào HĐKN, diện tích đất ngành nghề và đất chăn nuôi chiếm gần 1 nửa tổng diện tích đất. Diện tích đất ở chỉ chiếm 55,96%. Tính trung bình cứ mỗi hộ có khoảng 63,95 m2 đất thổ cư dành cho việc chăn nuôi, chiếm 29,82%. Điều này chứng tỏ sự ảnh hưởng của các HĐKN đối với việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của nhóm hộ. Một khi được tập huấn kỹ thuật và cảm thấy giống mới, TBKT có thể áp dụng tốt thì các hộ sẽ tự động mở rộng diện tích chăn nuôi. Theo số liệu điều tra, năm 2011 diện tích đất chăn nuôi bình quân mỗi hộ tăng 1,28 lần so với năm 2009 là khoảng 50 m2/hộ. Qua đó cho thấy các hộ này đang muốn phát triển kinh tế hộ theo hướng chăn nuôi.

Đối với nhóm hộ không tham gia HĐKN, họ dành nhiều diện tích đất thổ cư để ở hơn là 160 m2 bình quân hộ, chiếm 72,48% diện tích đất thổ cư của họ. Trái ngược với nhóm hộ có tham gia vào các HĐKN, các hộ này chỉ giành 27,52% diện tích đất thổ cư còn lại cho các ngành nghề và chăn nuôi. Trung bình mỗi hộ giành 35,74 m2 cho các ngành nghề phụ, cao hơn 15,24 m2 so với nhóm hộ tham gia HĐKN. Đây là điều tất yếu vì những hộ này ngoài sản xuất nông nghiệp còn làm thêm các nghề phụ như mộc, cơ khí… Một số ít hộ không làm thêm nghề phụ nhưng do chưa từng có cơ hội tiếp cận với HĐKN nên chỉ chăn nuôi lẻ tẻ tại gia với số lượng đầu vật nuôi nhỏ, diện tích chăn nuôi bình quân hộ cũng thấp, chỉ là 25 m2 ít hơn 38,95 m2 so với nhóm hộ có tập huấn KN.

Như vậy, việc sử dụng đất đai của hộ chịu tác động trực tiếp của các HĐKN mà Ban KN xã triển khai.

4.2.3.2 Tác động đến việc sử dụng lao động của hộ

Nhìn vào Bảng 4.14, ta có thể thấy thực trạng sử dụng lao động của nhóm hộ điều tra 2 năm gần đây như sau:

* Xét nhóm hộ có tham gia vào các HĐKN

Số lao động gia đình trung bình 1 hộ năm 2010 là 2,97 người và năm 2011 là 3,15 người. Trung bình 2 năm tăng 6,06%. Đối với lao động thuê ngoài, nhóm hộ này có diện tích trồng trọt và chăn nuôi lớn nên việc thuê thêm lao động là điều tất yếu. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp chỉ diễn ra vào 2 vụ chính trong năm, thời gian lao động lại khá ngắn nên việc thuê thêm lao động thường xuyên là rất ít.

Năm 2010, số lao động thuê thêm thường xuyên trung bình là 0,5 người/hộ/năm. Đến năm 2011 tăng thêm là 0,75 người/hộ/năm. Đây chủ yếu là do các hộ mở trang trại thuê thêm hoặc các hộ chăn nuôi với số lượng lớn. Về công lao động thời vụ, bình quân mỗi hộ năm 2010 phải thuê 12 công/năm và năm 2011 con số đó tăng lên là 14 công/năm, tăng 16,67%.

* Xét nhóm hộ không tham gia vào các HĐKN

Số lao động gia đình trung bình mỗi hộ năm 2010 là 2,8 người và năm 2011 tăng lên là 2,89 người/hộ. Số lao động gia đình không cao, do đó đây cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến cho nhóm hộ này không chú trọng đầu tư để phát triển kinh tế nông nghiệp nên không tham gia vào HĐKN. Như đã phân tích ở trên, nhóm hộ này là những hộ sản xuất với quy mô nhỏ và chủ yếu làm ngành nghề khác nên việc thuê lao động thường xuyên là điều không thể tránh khỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lao động thường xuyên hộ thuê trung bình 1 năm cao hơn hẳn so với các hộ có tham gia HĐKN. Bình quân 1 năm hộ thê 1,16 người và không tăng trong 2 năm qua. Chủ yếu những lao động thuê thêm thường xuyên này là phục vụ cho các hộ làm mộc và gốm (đa số thuộc thôn Đào Xuyên và Khoan Tế).

Bảng 4.14: Thực trạng sử dụng lao động của nhóm hộ điều tra qua 2 năm 2010 - 2011

Hộ tham gia vào HĐ KN Hộ không tham gia vào HĐ KN Năm 2010 Năm 2011 So sánh

11/10 (%) Năm 2010 Năm 2011

So sánh 11/10 (%)

Số lượng hộ Hộ 41 46 112,19 19 14 73,68

1. Lao động gia đình Người/hộ 2,97 3,15 106,06 2,80 2,89 103,21

- LĐ thuần nông Người/hộ 1,90 2,10 110,53 1,58 1,50 94,94

- LĐ kiêm Người/hộ 1,07 1,05 98,13 1,22 1,39 113,93

2. Lao động đi thuê

- Thường xuyên Người/hộ 0,50 0,75 150,00 1,16 1,18 101,72

- Thời vụ Công/hộ 12 14 116,67 7 8 114,29

Đối với lao động thời vụ, do hộ không chú trọng phát triển sản xuất nên diện tích gieo trồng ít vì vậy la động thời vụ thuê thêm bình quân năm 2010 là 7 công và năm 2011 là 8 công (thấp hơn khoảng 5 – 6 công so với nhóm hộ có tham gia HĐKN).

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 65 - 70)