Tác động của các hoạt động khuyến nông đến thu nhập, tiêu dùng và tích lũy

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 76 - 79)

- Vì nó dài dòng, khó nhớ

4.2.5Tác động của các hoạt động khuyến nông đến thu nhập, tiêu dùng và tích lũy

lũy của các hộ

Thực tế cho thấy, từ khi khuyến nông được đưa vào sản xuất, các hộ gia đình tích cực tham gia HĐKN đã cải thiện được đời sống của mình rất nhiều. Thu nhập và tích lũy của các hộ tăng lên theo từng ngày.

Bảng 4.17 thể hiện tình hình thu nhập, chi tiêu và tích lũy của nhóm hộ điều tra trong 2 năm 2010 và 2011.

Xét 2 nhóm hộ có tham gia và không tham gia vào HĐKN ta thấy, thu nhập hỗn hợp của cả 2 nhóm đều có chiều hướng tăng qua 2 năm. Tuy nhiên, nhóm hộ tham gia vào HĐKN tăng 6,69% cao hơn so với nhóm hộ không tham gia HĐKN là 2,14%. Kéo theo đó, tích lũy của hộ cũng tăng đáng kể là 17,74% trong khi nhóm hộ không tham gia HĐKN tích lũy tăng 10,66%. Điều đó chứng tỏ sự quan trọng của các HĐKN đối với phát triển kinh tế hộ nông dân.

* Đối với nhóm hộ tham gia vào HĐKN:

Đối với những hộ tham gia vào HĐKN, nguồn thu nhập chính của hộ là từ sản xuất nông nghiệp (SXNN).

Bảng 4.17: Tình hình thu nhập, tiêu dùng và tích lũy của các hộ năm 2010 – 2011

ĐVT: 1000đ/hộ

Hộ tham gia vào HĐ KN Hộ không tham gia vào HĐ KN

Năm 2010 Năm 2011 So sánh 11/10 (%) Năm 2010 Năm 2011 So sánh 11/10 (%) I. Thu nhập hỗn hợp 69.196,47 73.824,67 106,69 69.773,10 71.270,33 102,14 1. Từ SXNN 40.446,47 43.843,67 108,40 20.673,10 19.693,33 95,26 - Trồng trọt 12.781,40 13.158,00 102,95 10.587,50 8.140,44 76,89

- Chăn nuôi, thủy sản 27.665,07 30.685,67 110,92 10.085,60 11.552,89 114,55

2. Từ ngành nghề 18.750,00 21.125.50 112,67 43.100,50 47.377,00 109,92

3. Thu nhập khác 10.000,00 8.855,50 88,55 5.959,50 4.200,00 70,48

II. Tổng chi tiêu 45.450,00 45.865,67 100,91 47.050,10 46.125,00 98,03

1. Sinh hoạt phí 37.450,00 37.865,67 101,11 38.849,60 39.125,00 100,71

2. Học phí 5.000,00 5.000,00 100,00 5.700,50 4.500,00 78,94

3. Chi khác 3.000,00 3.000,00 100,00 2.500,00 2.500,00 100,00

III. Tích lũy của hộ 23.746,47 27.959,00 117,74 22.723,00 25.145,33 110,66

Năm 2010, bình quân mỗi hộ thu về 40.446,47 ngàn đồng từ SXNN và năm 2011 tăng lên là 43.843,67 ngàn đồng. Thu nhập của hộ tăng phần lớn là do nhiều hộ gia đình đã biết áp dụng những TBKT mới vào sản xuất, đưa các mô hình trình diễn vào thực hiện và đạt được năng suất cao. Chủ yếu nguồn thu từ SXNN của hộ là từ chăn nuôi và thủy sản (chiếm khoảng 68% tổng thu nhập), thu từ trồng trọt chỉ chiếm khoảng trên dưới 32%. Từ năm 2010 đến nay, nhiều hộ gia đình đã tích cực mở rộng diện tích mặt nước, nuôi tôm, cá đạt giá trị kinh tế cao. Tất cả đều nhờ vào đóng góp của các hoạt động KN xã.

Trong nhóm hộ này, có 1 số hộ vừa sản xuất nông nghiệp và vừa làm thêm ngành nghề khác như bán hàng ở chợ nên trong thu nhập hỗn hợp của hộ cũng có cả thu nhập từ ngành nghề. Năm 2010 thu nhập ngành nghề đạt trung bình 18.750,00 ngàn đồng/hộ và năm 2011 tăng lên 21.125.50 ngàn đồng/hộ. Vì vậy, tổng thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ tham gia vào HĐKN năm 2010 là 69.196,47 ngàn đồng/hộ và năm 2011 là 73.824,67 ngàn đồng/hộ, tăng 6,69%. Thu nhập như vậy nhìn chung là khá nhưng chưa thật sự cao. Bên cạnh những hộ đạt được lợi nhuận rất cao khi áp dụng các MH trình diễn (có hộ đạt đến hơn 100 triệu đồng/năm) thì còn có những hộ có tham gia HĐKN nhưng chỉ SXNN phục vụ tiêu dùng gia đình. Ngoài ra, trong khi áp dụng các TBKH vào sản xuất, áp dụng các mô hình trình diễn bên cạnh những hộ rất thành công, đạt năng suất cao thì vẫn còn một số hộ gặp thất bại do điều kiện đất đai và vốn của hộ. Ngoài ra, không phải hộ nào từng tham gia HĐKN cũng đều áp dụng ngay những gì mình được học vào sản xuất. Đây là vấn đề tâm lý bảo thủ của nông dân mà Ban KN xã cần đặc biệt quan tâm, tìm hướng giải quyết.

Tổng chi tiêu bình quân năm 2010 của nhóm hộ này là 45.450,00 ngàn đồng/hộ, năm 2011 là 45.865,67 ngàn đồng/hộ chủ yếu là chi cho sinh hoạt phí thường ngày (ăn, mặc, ở…). Sau khi trừ đi các khoản chi tiêu của hộ, bình quân mỗi hộ tích lũy được 23.746,47 ngàn đồng năm 2010 và 27.959,00 ngàn đồng năm 2011, tăng 17,74%. Có thể nói đây là một thành quả khá mong đợi của Ban KN xã, đưa đời sống của nhân dân ngày càng đi lên.

* Đối với nhóm hộ không tham gia HĐKN:

Ở nhóm hộ này, nguồn thu nhập chính của hộ không phải là từ SXNN mà là từ ngành nghề. Những hộ điều tra thuộc nhóm hộ này chỉ có 1 – 2 hộ thuần nông còn chủ yếu là các hộ chuyên (nghề mộc, gốm, cơ khí…) và một số hộ kiêm, hộ buôn bán.

Năm 2010, bình quân mỗi hộ thu về 43.100,50 ngàn đồng từ ngành nghề, năm 2011 con số đó tăng lên là 47.377,00 ngàn đồng, tăng 9,92%. Còn đối với hoạt động SXNN, chủ yếu là hộ sản xuất để tự cung tự cấp nên thu nhập từ SXNN khá ít. Năm 2010 chỉ đạt 20.673,10 ngàn đồng/hộ và năm 2011 là 19.693,33 ngàn đồng/hộ (chỉ đạt khoảng 50% so với nhóm hộ tham gia vào HĐKN). Còn lại là thu nhập khác như hộ có người làm cơ quan nhà nước, hộ có người làm công nhân… Nguyên nhân của vấn đề này là do một số hộ cho thuê bớt diện tích ruộng cấy, giảm hoặc bỏ số lượng vật nuôi do dịch bệnh để tập trung vào ngành nghề hoặc mở cửa hàng ngoài chợ.

Thu nhập từ SXNN thấp nhưng bù lại thu nhập ngành nghề khá cao nên tổng thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ vẫn không hề thua kém các hộ tham gia HĐKN. Thậm chí năm 2010 thu nhập hỗn hợp còn cao hơn so với nhóm hộ tham gia HĐKN, đạt 69.773,10 ngàn đồng và năm 2011 tăng lên là 71.270,33 ngàn đồng.

Chi tiêu nói chung của nhóm hộ này là gần như tương đương với nhóm hộ tham gia HĐKN, không có gì khác nhau. Nên sau khi trừ đi các khoản chi thì tích lũy bình quân mỗi hộ là 22.723,00 ngàn đồng năm 2010 và 25.145,33 ngàn đồng năm 2011, tăng 10,66% (tăng ít hơn so với nhóm hộ tham gia HĐKN).

Qua đó ta có thể thấy tác động mạnh mẽ của các HĐKN đến chi tiêu, tích lũy của các hộ điều tra.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 76 - 79)