0
Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Giải pháp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 87 -90 )

- Vì nó dài dòng, khó nhớ

4.3.2 Giải pháp

4.3.2.1 Nâng cao năng lực cho CBKN, KN viên tự nguyện

Năng lực một CBKN gồm kiến thức và kỹ năng cần thiết mà người CBKN phải có để hoàn thành tốt công việc được giao. Nâng cao năng lực là việc làm thường xuyên, liên tục của một CBKN và cả các KN viên tự nguyện vì những nguyên nhân sau:

- Nhu cầu của nông dân thường thay đổi và ngày càng cao;

- Tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi người tiếp thu phải có trình độ nhất định;

- Nhu cầu về quản lý sản xuất ngày càng cao; - Sức ép về nguồn lực và môi trường.

Do đó, yêu cầu đặt ra đối với CBKN, KN viên là cần phải được đào tạo không những về kỹ thuật sản xuất mà còn phải nắm vững những kiến thức về thị trường và cách tiếp cận thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản. Vì thế họ cần được trang bị những kiến thức sau:

- Cần được đào tạo chuyên nghiệp hơn về kỹ thuật sản xuất; - Cần được đào tạo chuyên sâu về phương pháp KN;

- Cần được đào tạo về tư vấn về quản lý nông hộ sản xuất hàng hóa, trang trại sản xuất hàng hóa;

- Cần được đào tạo về tư vấn về hoạt động của thị trường và dự đoán thị trường;

- Cần được đào tạo về tiếp cận thị trường nông sản;

- Cần được đào tạo về quản lý tổ chức nông dân, hợp tác xã;

- Cần được đào tạo về khả năng nắm bắt nhu cầu và tâm lý của người nông dân…

Công tác tổ chức đào tạo phải được tổ chức thường xuyên, liên tục và có chất lượng. Nên đưa vào công tác đánh giá nhu cầu đào tạo của CBKN, KN viên cũng như theo dõi đánh giá kết quả, hiệu quả công tác của CBKN, KN viên sau khi được đào tạo.

4.3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Ban khuyến nông xã

Ban KN xã Đa Tốn có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều phối các hoạt động KN của xã. Tuy nhiên với thực trạng Ban KN xã hiện nay thì rất khó để đảm nhiệm tốt chức năng này cho nên trong thời gian tới cần củng cố theo các hướng sau:

Một là, tăng số lượng cán bộ KN và KN viên tự nguyện để đảm sản xuất cho

nông dân và cân bằng giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Hai là, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, đặc biệt là tách biệt rõ rệt các việc

quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụ để tránh sự cạnh tranh vốn bên ngoài của Ban KN và HTX dịch vụ với UBND xã.

Ba là, cân bằng lại nguồn nhân lực và nâng cao vai trò của CLB khuyến

nông, Hội nông dân, Hội phụ nữ… để có thể trợ giúp làm tăng cường khả năng hoạt động của Ban KN và còn có thể triệt để hóa các dịch vụ cung cấp cho nông dân bằng cách tránh trùng lặp.

4.3.2.3 Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác KN

Hiệu quả hoạt động KN bị hạn chế có một phần hạn hẹp về nguồn tài chính. Một trong những điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt đông KN là phải tăng kinh phí và đảm bảo ổn định để có thể chuyển từ hình thức chương trình hàng năm sang các dự án được triển khai nhiều năm (ít nhất là 2 năm) phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trong vật nuôi để có thể đánh giá được hiệu quả.

Để tăng cường đầu tư kinh phí cho khuyến nông theo tôi cần thực hiện những biện pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa KN nhằm huy đông kinh phí từ nhiều nguồn: Ngân sách nhà nước, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước...

- Phối hợp với các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ tạo việc làm … nhằm tăng thêm nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi cho các hộ nông dân để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

4.3.2.4 Xã hội hóa các hoạt động khuyến nông

- Thúc đẩy, tăng cường hoạt động và sự phối hợp của các tổ chức tập thể của nông dân. Các hoạt động của CLB khuyến nông, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…sẽ điều phối được các nguồn KN khác nhau. Sự năng động của các tổ chức này sẽ là điểm quyết định hiệu quả của KN nhà nước vì nó đáp ứng được nhu cầu của nông dân.

- Khuyến khích các lực lượng, thành phần xã hội tham gia vào công tác KN. Khuyến khích sử dụng kinh phí tự có của các thành phần để thực hiện hoạt động KN. Ngăn chặn tình trạng kinh phí KN chạy vòng vèo làm giảm hiệu quả hoạt động KN và gây lãng phí tiền của Nhà nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người sản xuất có quyền lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ KN.

4.3.2.5 Hoàn thiện các chính sách khuyến nông

Để không ngừng hoàn thiện hệ thống tổ chức KN, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác KN, các chính sách cần được ban hành một cách đồng bộ, cụ thể đối với hoạt động KN như:

- Chính sách hỗ trợ đầu vào: đây là chính sách rất cần thiết nhằm khuyến khích nông dân tiếp cận với các mô hình KN. Chính sách này chỉ nên áp dụng với các hộ yếu về vốn, không có khả năng đầu tư sản xuất.

- Chính sách về đất đai: Để nông nghiệp phát triển bền vững cần phải sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả và tăng cường sự quản lý của nhà nước về đất đai. Thực hiện triệt để chủ trương dồn điền đổi thửa, tạo ra các khu sản xuất tập trung, chuyên môn hóa để dễ dàng áp dụng TBKT vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ nông dân.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 87 -90 )

×