THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG CỦA XÃ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 122)

- Vì nó dài dòng, khó nhớ

4.1THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG CỦA XÃ

Hoạt động KN xã được tổ chức theo các cấp từ trên xuống. Mối quan hệ theo chiều dọc thể hiện sự chỉ đạo điều hành từ trên xuống, mối quan hệ theo chiều ngang thể hiện sự phối kết hợp giữa các tổ chức, cá nhân với nhau.

Sơ đồ 4.1: Hệ thống tổ chức hoạt động của Ban KN xã

Qua sơ đồ 4.1 ta thấy, hoạt động KN xã được tổ chức trên cơ sở mối quan hệ trực tiếp giữa các đối tượng như: Cán bộ KN, các hội đoàn thể, những người nông dân sản xuất giỏi và các đội trưởng đội sản xuất. Mối quan hệ giữa KN và những người nông dân qua rất ít các trung gian, do đó mà giữa người nông dân và cán bộ KN thực sự am hiểu về nhau rất kỹ lưỡng. Ban KN xã cũng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trạm KN huyện, chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch do Trạm đưa xuống.

Ban KN xã Đa Tốn đứng đầu là Trưởng ban KN kiêm chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp và chủ tịch Hội nông dân (HND) xã. Trưởng ban KN sẽ chịu trách Công ty giống cây

trồng, gia súc Trạm KN huyện Gia Lâm Ban KN xã Đa Tốn Hội PN, Hội ND, Hội CCB, Đoàn TN CLB khuyến nông Trạm thú y Trạm BVTV Đội trưởng

đội sản xuất Nông dân sản xuất giỏi

Nông dân sản xuất đại trà

hội họp theo kế hoạch. Đồng thời tiếp nhận các kế hoạch chỉ đạo ở trên về phổ biến cho người dân trước tiên là cho các đội trưởng, những nông dân sản xuất giỏi, cho các bộ đầu ngành như Trưởng thôn, Phó trưởng thôn và hướng dẫn nông dân sản xuất đại trà.

Cả 5 thôn trong xã đều có các KN viên tự nguyện và có mối quan hệ mật thiết với Ban KN xã. Các đối tượng như Trưởng thôn, Hội phụ nữ (HPN), HND, Đoàn thanh niên (Đoàn TN)… là những người có ảnh hưởng lớn đến việc đưa TBKT vào sản xuất. Thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức này, KN xã sẽ lồng ghép vào đó các nội dung như phổ biến kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm chăm sóc cây trồng vật nuôi cho các thành viên, đồng thời đưa ra các chủ đề thảo luận nhóm. Qua các đồng chí Trưởng thôn để tuyên truyền tới nông dân các thông tin khuyến nông bằng hệ thống loa truyền thanh.

4.1.1.2 Nguồn nhân lực của Ban KN xã

Nhân lực là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động KN. Việc nâng cao số lượng và chất lượng của cán bộ phục vụ công tác KN sẽ có tác động rất lớn đến thành công của hoạt động này. Đối với Ban KN xã Đa Tốn, tình hình nhân lực cho KN được thể hiện qua Bảng 4.1.

Qua Bảng 4.1 cho thấy, tổng số cán bộ phục vụ cho công tác KN xã đang được duy trì ở mức 19 người, bao gồm cả cán bộ KN và các cộng tác viên KN tự nguyện.

Cán bộ KN xã là 01 người với trình độ Đại học, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động KN của xã. Ở xã Đa Tốn, cán bộ KN xã cũng chính là Chủ nhiệm HTX dịch vụ tổng hợp. Trình độ của cán bộ KN với 3 chuyên ngành đào tạo trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế nông nghiệp.

Bảng 4.1: Nguồn nhân lực của Ban KN xã Đa Tốn (năm 2011)

Chỉ tiêu Số lượng (người) Trình độ văn hóa Ghi chú

1. Cán bộ KN xã 01 Tốt nghiệp Đại học

2. KN viên tự nguyện 18

Thôn Thuận Tốn 01 Tốt nghiệp cấp I Đã học qua lớp sơ cấp về kỹ thuật nông nghiệp 02 Tốt nghiệp cấp II Đã học qua lớp sơ cấp về chăn nuôi thú y 01 Cán bộ nghỉ hưu Tốt nghiệp Trung cấp

Thôn Khoan Tế 03 Tốt nghiệp cấp II Đã học qua lớp sơ cấp về chăn nuôi thú y 01 Tốt nghiệp cấp III Đã học qua lớp sơ cấp về kỹ thuật trồng trọt Thôn Lê Xá 01 Tốt nghiệp cấp II Đã học qua lớp sơ cấp về chăn nuôi thú y

02 Tốt nghiệp cấp III Đã học qua lớp sơ cấp về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thú y

Thôn Ngọc Động 01 Tốt nghiệp cấp II Đã học qua lớp sơ cấp về cơ điện nông thôn 02 Tốt nghiệp cấp III Đã học qua lớp sơ cấp về kỹ thuật trồng trọt

Thôn Đào Xuyên 01 Cán bộ nghỉ hưu Tốt nghiệp Đại học

02 Tốt nghiệp cấp II Đã học qua lớp sơ cấp về kỹ thuật nông nghiệp 01 Tốt nghiệp cấp III Đã học qua lớp sơ cấp về kỹ thuật trồng trọt

3. Tổng số 19

Số lượng KN viên tự nguyện hiện tại là 18 người, được phân bổ đều trên cả 5 thôn. Hoạt động của họ có vai trò như những cộng tác viên cho hoạt động KN xã. Hầu hết những KN viên tự nguyện đều là đội trưởng đội sản xuất ở các thôn. Cả xã có tổng số 18 đội sản xuất tương đương có 18 đội trưởng. Trong đó, thôn Thuận Tốn có 4 người, thôn Khoan Tế có 4 người, thôn Lê Xá có 3 người, thôn Ngọc Động có 3 người và thôn Đào Xuyên có 4 người.

Đồ thị 4.1: Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực Ban KN xã Đa Tốn

Nhìn chung, trình độ văn hóa của các KN viên tự nguyện đều tốt nghiệp cấp II, cấp III (chiếm gần 80%) và chỉ có 02 KN viên tự nguyện là cán bộ nghỉ hưu (tốt nghiệp Đại học và Trung cấp). Điều này được thể hiện rõ hơn ở Đồ thị 4.1. Những KN viên này tuy trình độ văn hóa chưa cao nhưng họ đa phần là đã được học qua các lớp sơ cấp về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi thú y do Hợp tác xã dịch vụ Đa Tốn thuê giảng viên về hướng dẫn mỗi năm. Thêm vào đó, họ có rất nhiều kinh nghiệm về phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi và có kỹ năng hoạt động nhóm, biết lôi cuốn, thu hút nông dân … cho nên họ rất được bà con tín nhiệm.

Như vậy, lực lượng cán bộ phục vụ cho công tác KN xã so với số dân vẫn còn quá ít nhưng phần nào đã đáp ứng được như cầu trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.

4.1.2 Công tác chuyển giao KTTB của Ban KN xã

Tìm được KTTB và chuyển giao thành công cho bà con nông dân trong xã là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động của Ban KN xã Đa Tốn.

Sơ đồ 4.2: Phương pháp chuyển giao KTTB của Ban KN xã Đa Tốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban KN xã tiến hành chuyển giao KTTB tới người nông dân bằng nhiều hình thức khác nhau. Trước hết là tiếp nhận KTTB của các cơ quan nghiên cứu, sau đó qua

Kỹ thuật tiến bộ (giống mới, cách làm mới…)

Ban KN xã

Tập huấn kỹ thuật Tuyên truyền, phát tài liệu giới

thiệu

Xây dựng mô hình trình diễn

Nông dân sản xuất giỏi

CLB khuyến nông Đội trưởng đội sản xuất các thôn

Nông dân sản xuất đại trà

giới thiệu, qua thử nghiệm mô hình và qua tập huấn kỹ thuật để phổ biến đông đảo cho người nông dân trong xã. Trong đó đặc biệt là tập trung vào hai đối tượng chính đó là người nông dân sản xuất giỏi và đội trưởng đội sản xuất. Đây là hai đối tượng mà KN chú ý nhiều bởi vì họ là những người mạnh dạn áp dụng KTTB, khi có kết quả khả quan thì lúc đó KN sẽ kết hợp với họ để phổ biến cho người nông dân sản xuất đại trà.

Nguồn mà ban KN xã tiếp nhận KTTB mới chủ yếu là từ Trung tâm KN thành phố, Trạm KN huyện, Hội làm vườn thành phố, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Viện sinh học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội… và một số cơ quan khác.

Từ sơ đồ 4.2 ta thấy, Ban KN xã sử dụng chủ yếu 3 phương pháp đó là: Tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền trên đài phát thanh và xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến KTTB cho bà con nông dân. Hình thức phân phát tài liệu, tờ rơi hoặc tổ chức tham quan cho xã viên cũng có nhưng rất hạn chế.

4.1.3 Kết quả chuyển giao KTTB của Ban KN xã giai đoạn 2009 – 2011

4.1.3.1 Công tác tổ chức tập huấn kỹ thuật cho xã viên

Những năm qua, Ban KN xã đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông thành phố, Phòng Nông nghiệp, Hội làm vườn thành phố, Viện sinh học - Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội… tổ chức rất nhiều buổi tập huấn kỹ thuật cho hàng ngàn xã viên về các vấn đề như kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh cho vật nuôi…

Các lớp tập huấn được mở theo chương trình KN mới. Mỗi khi đưa KTTB vào sản xuất, Ban KN xã kết hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng kế hoạch thực hiện trong đó có kế hoạch tập huấn kỹ thuật. Bên cạnh đó, các lớp tập huấn kỹ thuật còn được mở theo ý kiến đề xuất của nông dân khi họ có nhu cầu trang bị kiến thức về kỹ thuật sản xuất trong một lĩnh vực nào đó mà họ quan tâm.

Từ bảng 4.2 ta thấy, tổng số lớp tập huấn kỹ thuật được mở tăng lên qua 3 năm. Số lớp tập huấn từ năm 2009 – 2011 lần lượt là 15, 18 và 19 lớp. Các lớp được mở ra để tập huấn cho bà con chủ yếu về kỹ thuật trồng lúa, rau an toàn và kỹ thuật

Bảng 4.2: Tình hình tập huấn kỹ thuật cho xã viên qua 3 năm (2009 – 2011)

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010Năm 2011 10/09 So sánh (%)11/10 BQ

1. Tổng số lớp tập huấn cho nông dân Lớp 15 18 19 120,00 105,56 112,55

Trồng trọt Lớp 8 10 10 125,00 100,00 111,80

Chăn nuôi Lớp 4 5 6 125,00 120,00 122,47

Thủy sản Lớp 3 3 3 100,00 100,00 100,00

2. Tổng số người tham gia Người 1095 1530 1653 139,73 108,04 122,87

Nam Người 713 907 1025 127,21 113,01 119,90

Nữ Người 382 623 628 163,09 100,80 128,22

3. BQ số người tham gia/lớp Người/lớp 73 85 87 116,44 102,35 109,17

Trong số các lớp được mở, số lớp tập huấn về trồng trọt chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Nội dung của các lớp này là tập huấn cho nông dân kỹ thuật trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, trồng và chăm sóc rau an toàn, kỹ thuật trồng cây ăn quả. Do tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có nhiều biến động do quá trình phát triển CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nên số lớp tập huấn trồng trọt năm 2011 vẫn giữ nguyên so với năm 2010 là 10 lớp. Từ năm 2009 – 2011 số lớp tập huấn trồng trọt tăng trung bình 11,8%.

Riêng tập huấn chăn nuôi, Ban KN xã đã phối hợp với Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi Con heo Vàng để mởi mỗi năm 1 lớp phổ biến kỹ thuật chọn giống, chăm sóc lợn. Ngoài ra, còn có các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi bò, gà. Mặt khác, do nhu cầu của nông dân, Ban KN xã còn mở các lớp tập huấn nuôi cá và chăm sóc, thu hoạch cá. Tuy số lớp được mở ra chưa nhiều nhưng nó cũng đã phản ánh được sự nỗ lực trong công tác KN của Ban KN xã.

Cùng với việc số lớp học được mở tăng đều qua 3 năm thì số người tham gia tập huấn cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2009, có tổng số 1095 người tham gia, bình quân 73 người/lớp. Năm 2010 có 1530 người được tập huấn, bình quân 85 người/lớp. Đến năm 2011 đã tăng lên 1653 người tham gia, bình quân 87 người/lớp. Điều này chứng tỏ nhu cầu được trang bị kiến thức của nông dân ngày càng tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lớp tập huấn thủy sản tuy chỉ được mở 3 lớp/năm nhưng qua đó cũng giúp ích cho nông dân trong việc nuôi và chăm sóc cá, đặc biệt là cá rô phi mới được triển khai nuôi những năm gần đây.

Trong các buổi tập huấn, thành viên tham gia chủ yếu là đội trưởng đội sản xuất kiêm KN viên tự nguyện, các cán bộ đầu ngành, những nông dân tiêu biểu. Chỉ tiêu giành cho mỗi thôn có hạn nên nhiều khi những nông dân có nhu cầu học tập lại không được tham gia tập huấn. Mặt khác có những người đi học nhưng thái độ học tập chưa cao cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển giao TBKT tới nông dân. Việc mỗi học viên tham dự lớp học sẽ nhận được một khoản tiền bồi dưỡng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tham gia của nông dân.

Hộp 4.1: Tác dụng của tập huấn kỹ thuật

Tôi là một nông dân thường xuyên tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật do

Ban KN xã tổ chức. Các lớp này thường được tổ chức ở hội trường xã với sức chứa khoảng 60 người. Về cơ bản, tôi thấy các kỹ thuật được truyền bá và khả năng truyền đạt của KN viên rất tốt. Tuy nhiên, với số lượng người tham gia còn quá đông thì không thể tránh khỏi một số hạn chế. Nếu người ta trật tự nghe giảng thì không sao nhưng nhiều lúc họ nói chuyện quá nhiều, làm ảnh hưởng đến những người có tinh thần học tập nghiêm túc.

Ông Lê Văn Nghị, nông dân sản xuất giỏi thôn Ngọc Động Trong thời gian tới, KN xã cần phải chú ý hơn nữa trong việc mở lớp tập huấn, vì lớp học này mục đích là để phục vụ những cá nhân có nhu cầu học tập, có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả hoạt động của Ban KN.

4.1.3.2 Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn

Xây dựng mô hình trình diễn là hoạt động chính và quan trọng nhất của công tác KN. Bằng việc xây dựng các mô hình trình diễn nhỏ, Ban KN xã đã chứng minh cho người dân tận mắt thấy tính ưu việt của kỹ thuật mới, giống mới so với kỹ thuật và giống cũ. Từ đó thuyết phục người nông dân áp dụng vào sản xuất mà không phải gặp nhiều khó khăn.

Trong 3 năm qua (2009 – 2011), Ban KN xã đã kết hợp với Trạm KN huyện, Trung tâm KN thành phố, phòng Nông nghiệp, xây dựng một số mô hình trình diễn tại địa phương, trong đó có cả mô hình về trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Kinh phí để xây dựng các mô hình, ngoài phòng nông nghiệp và kinh phí tự bỏ của HTX dịch vụ thì có khoảng 30% là đóng góp của người dân. Các hộ được chọn tham gia xây dựng mô hình thường là các hộ có điều kiện kinh tế, chân đất tốt, hệ thống tưới tiêu chủ động, giao thông thuận lợi. Vì vậy nên các hộ nghèo rất khó có khả năng được tham gia xây dựng mô hình.

Bảng 4.3 tổng hợp kết quả xây dựng mô hình trình diễn của Ban KN xã qua 2 năm 2010 và 2011.

Bảng 4.3: Kết quả xây dựng mô hình trình diễn của Ban KN xã qua 2 năm 2010 và 2011

Tên mô hình ĐVT 2010Quy mô2011 Số hộ tham gia (hộ)2010 2011 Địa điểm

1. Trồng trọt

MH cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Ha 12 25 60 90 Cả 5 thôn

MH thâm canh lúa Nhật Ha 4,5 6,0 35 50 Cả 5 thôn

MH rau an toàn Ha 2,0 3,5 19 33 Thôn Ngọc Động, Lê Xá

MH trồng lạc che phủ nilon Ha 2,0 3,1 16 27 Thôn Thuận Tốn, Đào Xuyên

MH trồng Bưởi Diễn Ha 16 19 24 31 Thôn Thuận Tốn, Khoan Tế

2. Chăn nuôi

MH nuôi lợn nái ngoại Con 325 415 40 50 Cả 5 thôn

3. Thủy sản

MH nuôi cá rô phi đơn tính Ha 2,5 3,0 12 16 Thôn Khoan Tế, Ngọc Động

a) Các mô hình trồng trọt

Mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa: Bắt đầu từ vụ xuân 2009, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Gia Lâm và sự hỗ trợ của Trung tâm KN Hà Nội, Đa Tốn đã thử nghiệm mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Từ khâu gieo mạ cho đến phun thuốc, gặt, đập lúa đều do máy làm. Trung tâm khuyến nông đã đầu tư giàn gieo lúa thẳng hàng, hỗ trợ tập huấn, trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư giống, vật tư, máy móc, thiết bị để phục vụ bà con nông dân sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 122)