Tác động của hoạt động khuyến nông đến kết quả sản xuất nông nghiệp của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

- Vì nó dài dòng, khó nhớ

4.1.4 Tác động của hoạt động khuyến nông đến kết quả sản xuất nông nghiệp của xã

qua 3 năm, cụ thể là sau mỗi năm tăng thêm 1 chuyến tham quan. Tuy mỗi chuyến thăm quan chỉ có tiêu chuẩn 5 – 6 người đi nhưng đây đều là những gương mặt tiêu biểu, có tinh thần học tập cao và có trách nhiệm trong công tác truyền bá lại những gì mắt thấy tai nghe cho bà con nông dân sau khi họ tham quan về.

Số lần hội thảo đầu bờ từ năm 2009 – 2011 không ngừng tăng lên, bình quân tăng 41,41% qua 3 năm, lượt người tham dự tăng bình quân 61,01%. Các cuộc hội thảo đầu bờ trong xã thường được tổ chức ngay tại các điểm trình diễn do chính những người nông dân trực tiếp báo cáo, giới thiệu quá trình tiến hành làm MH. Các KN viên đóng vai trò là người hỗ trợ nông dân.

Vấn đề cần quan tâm ở đây là sau khi tham gia tham quan, hội thảo nông dân tiếp thu được những gì. Theo ý kiến nhận định của nhiều nông dân trực tiếp được tham gia vào hoạt động này, họ cho rằng đây là hoạt động KN rất hữu ích, nó giúp cho người nông dân tiếp thu dễ dàng hơn, ghi nhớ được lâu hơn so với việc chỉ đọc hay nghe trên đài phát thanh. Sau khi được tham quan, hội thảo, nhiều hộ đã mạnh dạn đưa các giống cây hoặc con mới vào sản xuất và đều thu được kết quả khá khả quan.

4.1.4 Tác động của hoạt động khuyến nông đến kết quả sản xuất nông nghiệp của xã

4.1.4.1 Tác động về mặt kinh tế

Hoạt động khuyến nông đã có tác động tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu GTSX, cơ cấu mùa vụ, diện tích, năng suât cây trồng và số lượng, chất lượng đàn vật nuôi. Cụ thể các tác động này được thể hiện trong việc biến đổi cơ cấu GTSX nông nghiệp của xã.

Để đánh giá được sự tác động của khuyến nông đến cơ cấu GTSX nông nghiệp của xã thời gian qua, tôi tiến hành thu thập và nghiên cứu số liệu thống kê của 3 năm 2000, 2010 và 2011. Trong đó năm 2000 coi như chưa có tác động của KN đến sản xuất, 2 năm trở lại đây được xem là những năm KN có tác động mạnh nhất.

Bảng 4.5: Chuyển dịch cơ cấu giá trị trong sản xuất nông nghiệp của xã

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2010 Năm 2011

GT(trđ) CC(%) GT(trđ) CC(%) GT(trđ) CC(%) Tổng GTSX nông nghiệp 18.745 100,00 53.704 100,00 74.588 100,00 1. Trồng trọt 13.658 72,86 32.094 59,76 45.388 60,85 2. Chăn nuôi 4.196 22,38 14.250 26,53 20.000 26,81 3. Thủy sản 891 4,75 7.360 13,70 9.200 12,33 Nguồn: HTX dịch vụ tổng hợp Đa Tốn

Qua bảng 4.5 ta thấy, năm 2000 khi chưa có hoạt động KN thì cơ cấu về giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng rất lớn so với các ngành khác (chiếm 72,86%), tỷ trọng ngành thủy sản lúc đó là rất thấp (chỉ 4,75%) do rất ít hộ gia đình đầu tư thầu ao nuôi cá, tôm… Từ khi Ban KN xã được thành lập với các hoạt động KN rất tích cực đặc biệt là những năm gần đây, tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt giảm mạnh thay vào đó tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản tăng lên đáng kể. Tỷ trọng ngành trồng trọt hiện nay chỉ chiếm khoảng 59 – 60% vì nhiều hộ gia đình đã chuyển sang nuôi lợn, bò, gà, thầu ao thả cá, nuôi baba… Mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, ngô.

Có thể nói công tác KN những năm qua đã góp phần không nhỏ vào việc làm tăng GTSX nông nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn xã.

4.1.4.2 Tác động về mặt xã hội - môi trường

Bên cạnh việc thực hiện chuyển giao KTTB về nông nghiệp tới cho người dân thì khuyến nông còn thực hiện việc truyền bá thông tin kiến thức, lối sống sinh hoạt lành mạnh, đề cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân. Khuyến nông đảm nhận việc khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, phân xanh để bón cho cây trồng, tuyên truyền làm chuồng trại xa nhà, khuyến cáo khai thác và sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.

Trong những năm qua, Ban KN xã cũng phối hợp với nhiều cơ quan chức năng, các công ty thuốc BVTV tổ chức nhiều buổi tập huấn cho bà con nông dân về cách pha chế và sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y đúng liều lượng và đúng cách.

Vừa đảm bảo an toàn cho người pha chế, diệt được các loại sâu bệnh, không làm tổn hại đến chất lượng của vật nuôi, cây trồng mà vừa giữ gìn vệ sinh môi trường. Đặc biệt năm 2009, Ban KN xã đã kết hợp với HTX dịch vụ và UBND xã cho xây dựng 1 hầm BIOGAS góp phần xử lý tốt lượng chất thải của các trang trại chăn nuôi lớn trên địa bàn. Từ đó tạo hiệu ứng tích cực khắc phục tình trạng môi trường đang xuống cấp hiện nay, cũng là tạo tiền đề cho việc xây dựng nông thôn mới ở Đa Tốn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w