ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 26 - 35)

- Vì nó dài dòng, khó nhớ

3.1ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Đa Tốn là một xã thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Xã cách trung tâm Thủ đô 10km về phía Tây Bắc và trung tâm huyện 3km về phía Đông. Xã có đường giao thông nối liền với đường Quốc lộ 5, đây là con đường huyết mạch quan trọng của vùng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Hưng Yên. Và ngoài ra còn có 2 con đường lớn là đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán của nhân dân trong xã với các địa phương khác. Xã cần phải chú ý tập trung khai thác thuận lợi này để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Đa Tốn có các mặt tiếp giáp với các xã khác như sau:

- Phía Đông giáp xã Kiêu Kỵ và xã Dương Xá. - Phía Tây giáp xã Đông Dư và xã Bát Tràng. - Phía Nam giáp xã Xuân Quan (Hưng Yên). - Phía Bắc giáp Thị trấn Trâu Quỳ.

Nhìn chung địa bàn của xã cao, thấp không đều, có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông.

3.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn

Đa Tốn thuộc địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội vì vậy mà các đặc điểm về thời tiết, khí hậu của xã mang đặc thù của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu hàng năm chia 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh và khô hanh. Nhiệt độ trong năm khoảng 25,50C, có những tháng nhiệt độ cao có thể lên đến 39 – 410C, tháng lạnh nhất có thể xuống tới 8 – 100C. Độ ẩm trung bình khoảng 85%, biến động trong khoảng 60 – 90%. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1600 – 1800 mm và phân bố không đều, thường tập trung vào các tháng 7, 8, 9.

Thủy văn, sông ngòi: Đa Tốn có sông Cầu Bây và rất nhiều ao, hồ, đầm tại các thôn trong xã. Sông Cầu Bây là con sông chính chảy qua xã dài khoảng 4 km, rộng từ 15 – 30 m. Các ao, hồ, đầm trong xã chủ yếu thuộc địa bàn của 4 thôn là Thuận Tốn, Đào Xuyên, Lê Xá và Khoan Tế, tổng diện tích vào khoảng 17 – 18 ha. Đây là những nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho việc tưới tiêu của xã. Trên sông đặt 7 trạm bơm và hệ thống cống để phục vụ công tác thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Nói chung, thời tiết khí hậu, thủy văn của xã tương đối thuận lợi và phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp của xã.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Bảng 3.1 thể hiện tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2009 – 2011. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 716,04 ha và không thay đổi qua 3 năm. Toàn bộ diện tích đất của xã đều nằm trong đê sông Hồng và là loại đất phù sa không được bồi đắp hàng năm nhưng khá mầu mỡ. Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng quỹ đất của xã, từ năm 2009 – 2011 loại đất này chiếm khoảng từ 59 – 63% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là một thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của xã, giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm qua 3 năm do xã tiến hành xây dựng một số công trình để phục vụ cho việc phát triển nông thôn mới theo tiêu chí của Trung Ương. Điều đó đã làm cho diện tích đất chuyên dùng tăng từ 171.35 ha năm 2009 lên 191.35 ha năm 2010 và 194.35 ha năm 2011. Diện tích đất cây hàng năm có xu hướng giảm đi qua 3 năm. Năm 2010, đất 2 lúa giảm 3,25% so với năm 2009, năm 2011 giảm 1,39% so với năm 2010, bình quân qua 3 năm, diện tích đất 2 lúa giảm đi 2,32%. Cùng đó, diện tích trồng màu và trồng mạ cũng giảm. Qua 3 năm, diện tích màu giảm trung bình 14,37%, diện tích mạ giảm trung bình 19,82%. Nguyên nhân là do xã đã chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả, cây cảnh, nuôi cá theo các chương trình khuyến nông được triển khai trong xã.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2009 – 2011)

2009 2010 2011 So sánh (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 10/09 11/10 BQ Đất tự nhiên 716,04 100,00 716,04 100,00 716,04 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 449,08 62,72 429,08 59,93 426,08 59,51 95,55 99,30 97,41 1.1 Đất cây hàng năm 380,91 84,82 352,91 82,25 345,08 80,99 92,65 97,78 95,18 a. Đất 2 lúa 322,91 84,77 312,41 88,52 308,08 89,28 96,75 98,61 97,68 b. Đất màu 30,00 7,88 22,00 6,23 22,00 6,38 73,33 100,00 85,63 c. Đất mạ 28,00 7,35 18,00 5,10 18,00 5,22 64,29 100,00 80,18 1.2 Đất vườn quả 58,50 13,03 76,50 17,83 84,49 19,83 130,77 110,44 120,18 1.3 Ao, hồ thả cá 16,51 3,68 36,51 8,51 46,51 10,92 221,14 127,39 167,84 2. Đất chuyên dùng 171,35 23,93 191,35 26,72 194,35 27,14 111,67 101,57 106,50 2.1 Đất XDCB 37,08 21,64 37,08 19,38 37,08 19,08 100,00 100,00 100,00 2.2 Đất giao thông 47,88 27,94 67,88 35,47 67,88 34,93 141,77 100,00 119,07 2.3 Đất thủy lợi 75,42 44,02 75,42 39,41 75,42 38,81 100,00 100,00 100,00 2.4 Đất nghĩa trang 2,50 1,46 2,50 1,31 2,50 1,29 100,00 100,00 100,00 2.5 Đất khác 8,47 4,94 8,47 4,43 8,47 4,36 100,00 100,00 100,00 3. Đất thổ cư 68,77 9,60 68,77 9,60 68,77 9,60 100,00 100,00 100,00 4. Đất chưa sử dụng 26,84 3,75 26,84 3,75 26,84 3,75 100,00 100,00 100,00

Điều đó làm cho diện tích đất vườn quả tăng từ 58,50 ha năm 2009 lên 76.50 ha năm 2010 và 84.49 ha năm 2011.

Đối với diện tích ao hồ thả cá cũng tăng đáng kể: năm 2010 so với 2009 tăng 121,14%, năm 2011 so với 2010 tăng 27,39%, trung bình tăng 67,84% qua 3 năm.

Nhìn chung, tình hình đất đai của xã biến động ít qua 3 năm. Do thực hiện các chương trình KN và xây dựng nông thôn mới nên diện tích đất nông nghiệp giảm đi, thay vào đó là tăng diện tích đất vườn quả, đất giao thông. Điều này khiến cho các hộ thuần nông trong xã gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do thiếu đất canh tác.

3.1.2.2 Tình hình dân số, lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hoá còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Tình hình dân số và lao động của xã Đa Tốn từ năm 2009 – 2011 được thể hiện qua Bảng 3.2.

Nhìn vào Bảng 3.2 ta thấy, tổng số nhân khẩu của xã năm 2009 là 11.858 người, năm 2010 là 12.463 người (tăng 5,1% so với năm 2009) và năm 2011 là 12.706 người (tăng 1,95% so với năm 2010). Số nhân khẩu nông nghiệp liên tục tăng: năm 2010 tăng 5,27% so với năm 2009, năm 2011 tăng 1,93% so với năm 2010. Bên cạnh đó, số nhân khẩu phi nông nghiệp cũng tăng qua 3 năm: năm 2009 là 2.495 khẩu, đến năm 2011 là 2.660 khẩu.

Năm 2009 toàn xã có 2.622 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 1.880 (chiếm 71,70%), hộ phi nông nghiệp là 438 (chiếm 16,71%) và hộ ngành nghề là 304 (chiếm 11,59%). Tổng số hộ năm 2010 là 2.769 hộ và đến năm 2011, con số đó là 2.881 hộ, tăng 4,04% so với năm 2010. Nguyên nhân là do cả 3 loại hộ đều có xu hướng gia tăng.

Số nhân khẩu gia tăng, tuy nhiên lực lượng lao động lại có chiều hướng giảm (năm 2010) hoặc tăng ít (năm 2011).

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2009 – 2011)

Chỉ tiêu ĐVT SL 2009CC (%) SL 2010CC (%) SL 2011CC (%) 10/09So sánh (%)11/10 BQ I. Tổng số nhân khẩu Khẩu 11.858 100,00 12.463 100,00 12.706 100,00 105,10 101,95 103,51

1. Khẩu NN Khẩu 9.363 78,96 9.856 79,08 10.046 79,07 105,27 101,93 103,59

2. Khẩu phi NN Khẩu 2.495 21,04 2.607 20,92 2.660 20,93 104,49 102,03 103,25

II. Tổng số hộ Hộ 2.622 100,00 2.769 100,00 2.881 100,00 105,61 104,04 104,82

1. Hộ NN Hộ 1.880 71,70 1.942 70,13 1.983 68,83 103,30 102,11 102,70

2. Hộ phi NN Hộ 438 16,71 482 17,41 506 17,56 110,05 104,98 107,49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Hộ ngành nghề Hộ 304 11,59 345 12,46 392 13,61 113,49 113,62 113,55

III. Tổng số lao động Người 5.610 100,00 5.488 100,00 5.527 100,00 97,83 100,71 99,26

1. Lao động NN Người 4.051 72,21 3.963 72,21 3.991 72,21 97,83 100,71 99,26

2. Lao động phi NN Người 1.559 27,79 1525 27,79 1.536 27,79 97,82 100,72 99,26

IV. Chỉ tiêu bình quân Người/hộ

1. Khẩu/hộ Người/hộ 4,52 4,50 4,41 99,56 98,00 98,78 98,39

2. Lao động/hộ Người/hộ 2,14 1,98 1,92 92,52 96,97 94,72 95,84

Nguyên nhân của vấn đề này là do lao động của xã tích cực đi làm việc ở các địa phương khác, chủ yếu là ở thành phố và một phần tham gia xuất khẩu lao động.

Số lao động nông nghiệp tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động xã (chiếm trung bình trên 72%). Cụ thể, năm 2009, toàn xã có 4.051 lao động, năm 2010 là 3.963 lao động và năm 2011 là 3.991 lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi đó, số lao động phi NN lại khá ít, chỉ chiếm khoảng gần 28%.

Cũng từ bảng 3.2 cho thấy, trong 3 năm số nhân khẩu/hộ giảm từ 4,52 (năm 2009) xuống còn 4,41 người/hộ (năm 2011). Cùng với đó là số lao động/hộ cũng có xu hướng giảm rõ rệt từ 2,14 (năm 2009) xuống còn 1,92 (năm 2011). Vấn đề dân số và lao động là hai vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của hộ nông dân cũng như sự phát triển chung của toàn xã.

3.1.2.3 Tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

* Hệ thống đường giao thông

Thực hiện chủ trương về CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, đồng thời phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nên những năm gần đây hệ thống giao thông của xã đã và đang được quan tâm đúng mức. Qua bảng 3 cho thấy, tổng chiều dài các đường giao thông tại xã là 32,3 km. Trong đó, chiều dài đường liên xã là 5,3 km, đường liên thôn là 27 km. Tổng chiều dài cũng như chất lượng các đường đang được cải tạo và nâng cấp để phục vụ nhu cầu đi lại tốt hơn cho bà con, đồng thời tạo điều kiện giao lưu, buôn bán, phát triển kinh tế xã.

* Hệ thống điện

Hệ thống điện của xã tương đối hoàn thiện với 10 trạm biến thế và 100% các hộ trong xã đều được dùng điện. Với thuận lợi này, nhân dân có thể theo dõi các thông tin khuyến nông trên đài, tivi, đài phát thanh… một cách nhanh nhất.

* Về máy móc thiết bị

Toàn xã có 24 chiếc ô tô, 18 máy tuốt, 21 máy cày và hơn 1000 máy bơm nước nhỏ... Với số lượng máy móc được trang bị như hiện nay thì khâu vận chuyển đã cơ bản được cơ giới hoá toàn bộ, góp phần giải phóng sức người.

Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất xã Đa Tốn (năm 2011)

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

I. Đường giao thông Km 32,3

1. Đường liên xã Km 5,3

2. Đường liên thôn Km 27

II. Hệ thống điện

1. Trạm biến thế Trạm 10

2. Đường dây hạ thế Km 26,5

3. Tỷ lệ hộ dùng điện % 100

III. Máy móc các loại Cái 1.450

1. Ô tô Cái 24

2. Công nông Cái 02

3. Máy sát chế biến Cái 05 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Máy bơm nước nhỏ Cái 1.380

5. Máy tuốt Cái 18

6. Máy cày Cái 21

7. Máy gặt đập liên hoàn Cái 02

IV. Hệ thống thủy lợi

1. Trạm bơm Trạm 7

2. Mương kiên cố Km 5,6

3. Mương tạm Km 41,4

V. Công trình phúc lợi

1. Trường học Trường 4

2. Nhà trẻ - mẫu giáo Trường 5

3. Trạm y tế Trạm 1

4. Bệnh viện Cái 1

5. Đài phát thanh Cái 1

6. Hệ thống truyền thanh Loa 25

7. Sân vận động Cái 4

* Công trình thuỷ lợi

Do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên vào mùa mưa thường xảy ra tình trạng úng nước, vì vậy việc hoàn thiện hệ thống thủy lợi của xã là yêu cầu hết sức quan trọng. Hiện nay, toàn xã có 7 trạm bơm cùng 1.380 máy bơm nước. Tổng chiều dài các mương kiên cố là 5.600 m và các mương tạm là 41.400 m. Hiện xã đang tích cực đầu tư vào các công trình thủy lợi để từ đó tạo ra mắt xích quan trọng góp phần phát triển kinh tế các hộ nông dân.

* Các công trình phúc lợi

Trên địa bàn xã có tất cả 4 trường học (từ Tiểu học đến THPT), 5 nhà trẻ - mẫu giáo, 1 trạm y tế, 1 bệnh viện, hệ thống truyền thanh gồm 25 loa và 4 sân vận động. Qua đó có thể thấy hệ thống giáo dục và y tế của xã đã và đang đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu học tập, chữa bệnh của nhân dân.

3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế của xã qua 3 năm (2009 – 2011)

Cùng với xu thế phát triển của thành phố, những năm gần đây đặc biệt là từ năm 2009 đến nay nền KTXH của huyện Gia Lâm nói chung và xã Đa Tốn nói riêng đã đạt được những kết quả phát triển vượt bậc.

Qua bảng 3.4 cho ta thấy, tổng giá trị sản xuất (GTSX) của xã năm 2009 là 80.133 triệu đồng, đến năm 2010 tăng lên là 108.704 triệu đồng và năm 2011 đạt 144.588 triệu đồng, bình quân 3 năm tăng 34,32%. Có được sự tăng trưởng này là do hầu hết GTSX các ngành đều tăng.

Nông nghiệp là ngành đem lại GTSX cao nhất, chiếm khoảng 50% cơ cấu tổng GTSX. Năm 2009, ngành nông nghiệp tạo ra 40.133 triệu đồng và đến năm 2011 con số đó là 74.588 triệu đồng. Bình quân 3 năm tăng 36,33%. Điều này cho thấy ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã.

Trong ngành nông nghiệp Đa Tốn, 3 năm trở lại đây, trồng trọt có xu hướng giảm tỷ trọng nhưng nó vẫn giữ vị trí lớn hơn cả so với chăn nuôi và thủy sản. Giá trị sản xuất 3 ngành này đều tăng đáng kể từ năm 2009 đến 2011 với mức tăng trung bình lần lượt là 28,74%, 51,19% và 51,66%.

Bảng 3.4: Kết quả phát triển kinh tế của xã qua 3 năm (2009 – 2011) 2009 2010 2011 So sánh (%) Giá trị (tr.đ) CC (%) Giá trị (tr.đ) CC (%) Giá trị (tr.đ) CC (%) 10/09 11/10 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 80.133 100,00 108.704 100,00 144.588 100,00 135,65 133,01 134,32 1. Nông nghiệp 40.133 50,08 53.704 49,40 74.588 51,59 133,82 138,89 136,33 a. Trồng trọt 27.383 68,23 32.094 59,76 45.388 60,85 117,20 141,42 128,74 b. Chăn nuôi 8.750 21,80 14.250 26,53 20.000 26,81 162,86 140,35 151,19 c. Thủy sản 4.000 9,97 7.360 13,71 9.200 12,33 184,00 125,00 151,66 2. Công nghiệp – TTCN 5.375 6,71 9.350 8,60 11.444 7,91 173,95 122,40 145,92 3. Xây dựng cơ bản 9.625 12,01 15.650 14,40 18.556 12,83 162,60 118,57 138,85 4. Thương mại – DV 25.000 31,20 30.000 27,60 40.000 27,66 120,00 133,33 126,49

II. Chỉ tiêu bình quân

1. Tổng GTSX/khẩu 6,76 8,72 11,38 128,99 130,50 129,74

2. Tổng GTSX/hộ 30,56 39,26 50,19 128,47 127,84 128,15

3. Tổng GTSX/lao động 14,28 19,81 26,16 138,73 132,05 135,35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng có chiều hướng tăng qua 3 năm. Năm 2009 đạt 5.375 triệu đồng, năm 2010 là 9.350 triệu đồng và năm 2011 là 11.444 triệu đồng. Trung bình 3 năm tăng 45,92%.

Ngành xây dựng cơ bản trong những năm gần đây cũng được xã hết sức trú trọng phát triển, chiếm khoảng 12 – 13% trong cơ cấu tổng GTSX của xã. Giá trị ngành này đem lại năm 2011 đạt 18.556 triệu đồng, tăng đáng kể so với năm 2009 là 9.625 triệu đồng.

Đóng góp vào tổng GTSX của xã còn có ngành thương mại – dịch vụ, chiếm khoảng 27 – 31% cơ cấu GTSX của xã. Năm 2010 tăng 20% so với 2009, năm 2011 tăng 33,33% so với 2010, bình quân qua 3 năm tăng 26,49%.

Xem xét một số chỉ tiêu bình quân ta thấy, năm 2009 tổng GTSX/khẩu đạt 6,76

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới kinh tế hộ nông dân tại xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 26 - 35)