- Vì nó dài dòng, khó nhớ
4.2.2 Khả năng tiếp cận và tham gia các hoạt động KN của nhóm nông hộ điều tra
4.2.2.1 Khả năng tiếp cận của nhóm hộ điều tra đối với các hoạt động KN
Qua việc phỏng vấn 60 hộ trong xã theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thu được một số kết quả về nhận thức, tiếp cận của các hộ nông dân đối với hoạt động KN của xã trong Bảng 4.7.
Từ Bảng 4.7 cho chúng ta thấy, nhận thức ban đầu của các nông hộ về khuyến nông rất tốt. 100% số hộ được điều tra đều biết về KN, biết đến địa chỉ của Ban KN. 96,67% số hộ biết mặt cán bộ KN, KN viên tự nguyện của thôn mình là ai, chỉ có 2/60 hộ không biết mặt cán bộ KN, đây chủ yếu là những hộ nghèo, những hộ chưa có cơ hội tham gia vào các hoạt động KN của xã. Tỷ lệ những hộ đã và đang tham gia các hoạt động KN (MH trình diễn, tập huấn kỹ thuật, tham quan…) cũng khá cao, chiếm 66,67% tổng số hộ điều tra.
Một trong những câu hỏi ban đầu được đưa ra khi tiến hành phỏng vấn các hộ đó là: “Ông (bà) nhận thấy sự cần thiết của hoạt động KN như thế nào?”, sự đánh giá này của hộ cũng được thể hiện qua Bảng 4.7.
Bảng 4.7: Nhận thức và ý kiến đánh giá của nông dân về sự cần thiết của các hoạt động KN
Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ điều tra 60 100,00
2. Biết đến cán bộ KN, KN viên tự nguyện 58 96,67 3. Biết địa chỉ của Ban KN, HTX dịch vụ 60 100,00 4. Đã và đang tham gia các hoạt động KN 40 66,67
II. Mức độ đánh giá của hộ về các HĐKN
1. Rất cần 39 65,00
2. Cần 17 28,33
3. Không cần 04 6,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Phần lớn các hộ được điều tra đều trả lời rằng hoạt động KN là rất cần thiết hoặc cần thiết đối với quá trình sản xuất của ho. Chỉ có một số ít hộ (4 hộ) trả lời rằng không cần thiết vì trên thực tế họ chưa tham gia bất kỳ hoạt động KN nào. Ban KN xã nên chú ý để giúp đỡ các hộ này nhận thức rõ tầm quan trọng của KN và tạo điều kiện để họ tham gia các buổi tập huấn, tham gia xây dựng MH trình diễn, hội thảo đầu bờ…
Bảng 4.8 là tổng hợp câu trả lời của các hộ khi được hỏi về nguồn mà họ tiếp nhận thông tin KN. Ta có thể thấy, phần lớn các hộ trả lời rằng thông tin KN mà họ nhận được là qua sự tuyên truyền của Ban KN xã (chiếm 83,33%).
Bảng 4.8: Các nguồn mà nông dân tiếp nhận thông tin KN
Các nguồn Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộ điều tra 60 100,00 1. Từ cán bộ KN, KN viên tự nguyện 50 83,33 2. Sách báo 19 31,67 3. Ti vi 10 16,67 4. Đài phát thanh 43 71,67 5. Hàng xóm, họ hàng 40 66,67 Hộp 4.2: Hoạt động KN là rất cần thiết
Theo tôi, cái khó nhất của những người làm nông nghiệp là thiếu kiến thức,
thiếu kinh nghiệm, không biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng thì làm gì cũng khó khăn và không thể có cuộc sống khấm khá hơn. Kể từ khi các hoạt động KN được Ban KN xã triển khai, tôi cảm thấy kinh tế ổn định hơn rất nhiều. Chính vì vậy, hoạt động KN là vô cùng cần thiết đối với nông dân chúng tôi.
Có thể thấy, các hộ nông dân rất tin tưởng và quan tâm đến các hoạt động của Ban KN. Tiếp theo là 71,67% các hộ biết được qua nghe đài phát thanh và 66,67% biết là do bạn bè, họ hàng, hàng xóm tuyên truyền. Tỷ lệ các hộ xem tivi, đọc sách báo để cập nhật thông tin vẫn còn tương đối ít. Qua đây có thể thấy, để tiếp thu được thông tin KN với các hộ nông dân xã là một vấn đề không mấy khó khăn, có rất nhiều nguồn khác nhau để tiếp thu sao cho họ cảm thấy dễ dàng nhất.
4.2.2.2 Sự tham gia của nông dân vào các hoạt động KN của xã
a) Sự tham gia của nông dân trong các hoạt động tập huấn kỹ thuật
Tập huấn kỹ thuật là một trong những nội dung quan trọng của công tác KN. Đây là hoạt động thiết thực giúp nông dân giải quyết các khó khăn, bồi dưỡng kỹ năng kiến thức trong sản xuất nông nghiệp.
Qua phỏng vấn điều tra 60 hộ thì có tới 45 hộ trả lời là có biết về các lớp tập huấn kỹ thuật do Ban KN xã mở trong 3 năm gần đây (chiếm 75%).
Trong số 45 hộ biết về các lớp tập huấn thì có 35 hộ đã và đang trực tiếp tham gia vào các lớp đó. Các hộ này đa số cho rằng nội dung của các buổi tập huấn là rất cần thiết, góp phần vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng sản xuất cho bà con để họ có thể dễ dàng hơn trong hoạt động sản xuất.
Bảng 4.9: Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của hộ 3 năm gần đây Tham gia tập huấn kỹ thuật Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ điều tra 60 100,00
1. Hộ có biết về các lớp tập huấn 45 75,00
2. Hộ tham gia tập huấn 35 58,33
3. Nội dung tập huấn
+ Rất cần thiết 23 65,71
+ Cần thiết 10 28,57
+ Bình thường 2 5,71
+ Không cần thiết - -
4. Lý do không tham gia lớp tập huấn
+ Có thể học hỏi từ người thân 4 40,00
+ Mất thời gian 1 10,00
+ Chỉ tiêu các lớp tập huấn có hạn 3 30,00
Ngoài ra, khi đi tập huấn các hộ còn có điều kiện trao đổi với nhau và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Rất nhiều hộ sau khi tập huấn đã làm rất tốt việc SXNN, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư vào giống mới và thành công, tạo thêm thu nhập, phát triển kinh tế. Không có hộ nào cho rằng tập huấn kỹ thuật là không cần thiết.
Hộp 4.3: Tôi học được rất nhiều từ các lớp tập huấn
Gia đình tôi quanh năm trồng lúa, trồng rau và không có thu nhập từ các nguồn nào khác nên cuộc sống đôi lúc rất khó khăn. Kể từ khi biết đến các hoạt động KN của xã và được tham gia một số lớp tập huấn kỹ thuật, kinh tế gia đình tôi đã khá hơn trước rất nhiều. Vì sau khi tham gia tập huấn, tôi không những tiếp thu được rất nhiều kiến thức về trồng trọt mà còn học hỏi được từ bà con nông dân trong xã các kinh nghiệm chăn nuôi, từ đó tôi đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào nuôi lợn nái. Kết quả thu được thật đáng mong đợi và đã giúp gia đình tôi tạo thêm nguồn thu nhập để trang trải cho cuộc sống.
Anh Đinh Văn Minh, nông dân thôn Đào Xuyên Bên cạnh đó, vẫn có những hộ biết về các lớp tập huấn nhưng không tham gia tập huấn. Vì họ cho rằng họ có thể dễ dàng hỏi được hàng xóm, bạn bè, những người đi tập huấn rồi áp dụng, như thế có khi tiếp thu nhanh hơn và đỡ mất thời gian hơn. Đây là nhóm hộ tuy không tham gia vào HĐKN nhưng vẫn được hưởng lợi từ HĐKN mang lại. Có một số hộ lại cho rằng các kỹ thuật mới khó áp dụng trong sản xuất. Bên cạnh đó có những hộ muốn đi tập huấn nhưng vì số lượng giành cho các thôn có hạn nên họ không đủ điều kiện để tham gia.
b) Sự tham gia của người dân vào các mô hình trình diễn
Sự tham gia của nhóm hộ điều tra vào các mô hình trình diễn được tổng hợp qua Bảng 4.10. Qua đó ta thấy, trong tổng số 60 hộ được điều tra có đến 55 hộ biết về các MH trình diễn mà KN xã đang triển khai. Trong 3 năm trở lại đây, có tới 35/55 hộ này đã và đang trực tiếp được tham gia vào các MH.
Bảng 4.10: Tình hình tham gia vào mô hình trình diễn 3 năm gần đây
Tham gia mô hình trình diễn Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ điều tra 60 100,00
3. Lý do tham gia
+ Nâng cao thu nhập 35 100,00
+ Nhận được sự trợ giúp khi tham gia 20 57,14
+ MH mang lại nhiều lợi ích 25 71,43
+ Lấy kinh nghiệm sản xuất 17 48,57
4. Lý do không tham gia
+ Thiếu vốn 17 85,00
+ Thiếu lao động 8 40,00
+ Rủi ro cao 10 50,00
+ Có thể tự làm được 6 30,00
+ Muốn tham gia nhưng không được 4 20,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
100% số hộ đã và đang tham gia vào MH do Ban KN xã triển khai đều cho rằng vì mục đích nâng cao thu nhập là chính. Ngoài ra, cũng có 71,43% hộ cho rằng họ tham gia vì MH mang lại nhiều lợi ích. Bên cạnh đó, khi tham gia MH họ sẽ có được nhiều kinh nghiệm hơn trong sản xuất và nhận được nhiều sự giúp đỡ.
Hộp 4.4: Các mô hình trình diễn rất có ích
Tôi thấy hầu hết các mô hình mà Ban KN xã triển khai từ trước cho đến nay
đều mang lại kết quả tốt. Năm 2003, gia đình tôi cũng đã từng được chọn để tham gia vào MH phát triển đàn bò sinh sản và lấy thịt và đến nay, tôi rất tự hào khi là 1 trong số 2 hộ có đàn bò lớn nhất xã với 25 con. Những năm qua, KN xã cũng xây dựng thêm rất nhiều MH khác như MH nuôi lợn nái ngoại, MH nuôi cá rô phi, MH cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa… Hiện tại gia đình tôi không tham gia vào MH nào nhưng tất cả các MH tôi đều biết đến và tôi thấy kết quả thực hiện các MH đều rất tốt.
Ông Trần Đức Bình, nông dân sản xuất giỏi thôn Khoan Tế Trong số 55 hộ biết về các MH khuyến nông thì có tới 20 hộ chưa từng tham gia bất kỳ MH nào từ năm 2009 đến nay. Tìm hiểu nguyên nhân, cho thấy rằng các hộ không tham gia vào MH do rất nhiều lý do khác nhau. 85% trong số 20 hộ vì thiếu vốn nên không tham gia, 40% trong số đó thiếu lao động, 50% cho rằng các
còn có các nguyên nhân như hộ có thể tự làm được, tự học hỏi qua người thân và một vài hộ biết đến MH nhưng lại không được tham gia MH do chỉ tiêu có hạn.
Hộp 4.5: Không cần tham gia HĐKN cũng vẫn sản xuất tốt
Tôi chưa từng tham gia MH trình diễn nào của xã nhưng khi thấy hàng xóm, bạn bè thực hiện thành công MH trồng bưởi Diễn nên tôi cũng cảm thấy rất hứng thú và muốn thực hiện. Tôi tự mua giống rồi về học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc của bạn bè và cho đến nay vườn bưởi của gia đình tôi cũng đã được qua 2 đợt thu hoạch quả, chất lượng quả không kém gì với những hộ trồng trước đó và bán cũng rất được giá.
c) Sự tham gia của người dân vào các hoạt động thông tin đại chúng
Hiện nay, Ban KN xã đang sử dụng hình thức tuyên truyền các thông tin KN qua hệ thống loa phát thanh của xã. Bên cạnh đó là sử dụng một số lượng nhỏ tài liệu để truyền đạt TBKT cho nông dân. Thông qua đó, các hộ dân có thể nắm bắt được các cách làm mới, phương pháp mới, các MH sản xuất mới…
Qua Bảng 4.11 ta thấy được, để tiếp thu được các thông tin về KN, nhóm hộ được điều tra ưu tiên hơn đến việc theo dõi trên hệ thống loa truyền thanh. Tình hình theo dõi qua các tài liệu KN không mấy khả quan. Chỉ có 20% số hộ trả lời là thường xuyên đọc tài liệu KN, còn lại 80% là không đọc với nhiều lý do khác nhau như không có thời gian, nội dung khó hiểu, không được phát tài liệu và có thể tiếp cận nguồn tin qua anh em, họ hàng, hàng xóm…
Bảng 4.11: Tình hình tham gia hoạt động thông tin tuyên truyền của hộ Các hoạt động thông tin tuyên truyền Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ điều tra 60 100,00
1. Tài liệu khuyến nông
1.1. Thường xuyên đọc tài liệu KN 12 20,00
1.2. Hộ không thường xuyên đọc tài liệu KN 48 80,00
+ Không có thời gian 20 41,67
+ Nội dung khó hiểu 10 20,83
+ Không được phát tài liệu 39 81,25
+ Theo dõi bằng phương tiện khác tốt hơn 27 56,25
2. Theo dõi qua hệ thống loa truyền thanh
2.1. Theo dõi thường xuyên 41 68,33
2.2. Không theo dõi 19 31,67
+ Không có thời gian 16 84,42
+ Thời gian phát tin không phù hợp 8 42,11
+ Phát thanh viên truyền đạt kém - -
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Đối với việc theo dõi qua hệ thống loa phát thanh của xã, có đến 68,33% các hộ trả lời rằng mình theo dõi thường xuyên vì theo họ, nghe dễ hiểu hơn là đọc. 31,67% trong số 60 hộ được điều tra không thường xuyên theo dõi qua kênh này vì các lí do như không có thời gian, giờ phát thanh không phù hợp. Không có hộ nào cho rằng phát thanh viên truyền đạt kém, nói không hay.
Nông dân chúng tôi học hành ít nên việc cầm đến sách vở để đọc bây giờ quả là khó khăn mà tôi cũng chưa bao giờ được phát tài liệu KN để đọc. Chủ yếu những thông báo về tình hình dịch bệnh, phun thuốc trừ sâu hay có chương trình KN nào mới tôi đều nghe qua loa phát thanh. Nghe thì dễ hiểu hơn đọc thật đấy nhưng mà cũng không nhớ được lâu. Theo tôi, nghe bà con hàng xóm rỉ tai nhau lại hóa ra tiếp thu được nhiều hơn
Bác Nguyễn Thị Nụ, nông dân thôn Ngọc Động