ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ TẠINGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 73 - 76)

HÀNG HẢI VIỆT NAM

3.1.Phương hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

- Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.

- Cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính với chất lượng tốt nhất theo nhu cầu thực tế của khách hàng.Đồng thời cung cấp các sản phẩm hiện có, đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ cao theo chuẩn mực quốc tế

- Tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp với nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp cho cán bộ nhân viên.

- Đem lại lợi ích bền vững cho cổ đông thông qua việc tập trung triển khai chiến lược kinh doanh mới dựa trên các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Tiếp tục phát triển mạng lưới chi nhánh với chỉ tiêu phủ rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc tương đương khoảng 400 điểm giao dịch.

- Tăng cường hoạt động đầu tư vào các định chế tài chính và các tổ chức kinh tế khác có triển vọng phát triển và hiệu quả cao trong kinh doanh để mở rộng hoạt động và tầm ảnh hưởng của Maritime Bank.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Hàng Hải Việt Nam

3.2.1. Một số giải pháp về cơ cấu mô hình tổ chức hoạt động, bộ máy quản lý, điều hành hành

Chuẩn hoá các quy trình, thủ tục quản lý và tác nghiệp. Theo đó, các hệ thống quản lý khách hàng, quản lý tín dụng, quản lý tài chính đặc biệt là quản lý rủi ro sẽ được hoàn thiện và nâng cao chất lượng theo chuẩn mực quốc tế.

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống báo cáo quản lý nội bộ và hệ thống kế toán quản lý nhằm hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh, ứng dụng hiệu quả các hệ thống thông tin quản lý trong việc hỗ trợ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh cũng như tăng cường vai trò điều hành kinh doanh, kiểm soát và quản lý rủi ro của ngân hàng.

3.2.2. Một số giải pháp về tăng năng lực tài chính, nâng quy mô hoạt động.

- Phát triển ứng dụng công nghệ hiện đại, đổi mới phong cách phục vụ khách hàng và áp dụng chính sách khách hàng.

- Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của thị trường tiền tệ, tình hình lãi suất, mức phí của các ngân hàng trên địa bàn để đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, mức phí phù hợp nhằm giữ vững khách hàng truyền thống và thu hút được khách hàng mới có nhiều tiềm năng, đảm bảo công tác cho vay theo dự án đạt chất lượng cao.

3.2.3. Một số giải pháp về nâng cao chất lượng hoạt động marketing cho ngân hàng

- Chủ động và tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho vay các dự án theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước và địa phương. Bên cạnh đó luôn quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống.

- Tích cực áp dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với khách hàng như: Tặng thẻ tín dụng cho các khách hàng lớn; Chính sách ưu đãi về phí lãi suất và tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tuyên truyền sản phẩm. Tặng quà cho khách hàng nhân các ngày lễ lớn để tăng cường sự gắn kết.

3.2.4. Một số giải pháp về công tác nhân sự, tổ chức cán bộ.

- Có chính sách ưu đãi nhằm giúp cho việc tăng cường trách nhiệm, ý thức và tinh thần vươn lên tự hoàn thiện của mỗi cán bộ.

- Khuyến khích phát huy sáng kiến, tổ chức phát động các phong trào thi đua liên quan đến nghiệp vụ.

- Xây dựng, triển khai thường xuyên các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ tín dụng, nhất là mảng tín dụng quốc tế.

3.2.5. Một số giải pháp về công tác thẩm định dự án đầu tư.

- Giải pháp này nhằm nâng cao tính chuyên môn của từng bộ phận trong công tác cho vay dự án, xác định rõ trách nhiệm nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, trả lời chính xác về quyết định cho vay dự án cho khách hàng, nắm bắt kịp thời cơ hội đầu tư những dự án tốt, có tính khả thi cao và nâng cao khả năng cạnh tranh ngân hàng.

- Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định: Cán bộ thẩm định phải được đào tạo bài bản đúng ngành, nghề liên quan thẩm định dự án như tài chính, xây dựng, kỹ thuật...

- Trong quá trình áp dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu, những thông số, số liệu của dự án được đưa ra so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức, quy định hoặc với các dự án tương tự đang hoạt động. Công việc này phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tránh so sánh một cách cứng nhắc, máy móc, có thể dẫn đến bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Việc so sánh cần tham khảo và cần xem xét các chỉ tiêu trong môi trường biến động với nhiều sự thay đổi về yếu tố chi phí cơ hội, chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu giá cả, chỉ tiêu lạm phát, chỉ tiêu kinh tế - xã hội...

3.2.6. Một số giải pháp về công tác quản lý rủi ro đầu tư.

- Cơ cấu lại nợ của nhóm khách hàng lớn của ngân hàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Triển khai, rà soát, kiểm tra, đánh giá toàn bộ khách hàng thường xuyên trả vốn, lãi vay trễ hạn và các khách hàng đã điều chỉnh gia hạn nợ, kỳ hạn nợ. Khi tiếp nhận điều chỉnh phải xem xét kỹ và tiến hành tái thẩm định.

- Công tác quản lý nợ phải được thực hiện nghiêm túc. Phòng dịch vụ khách hàng phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, kiểm tra trước khi giải ngân và thường xuyên theo dõi để đưa ra cảnh báo kịp thời về tình hình thu nợ, gia hạn nợ, nợ quá hạn của toàn đơn vị. Quản lý chặt chẽ nợ quá hạn, lãi treo. Đẩy mạnh tận thu nợ gốc và lãi, đặc biệt là nợ vay cầm cố chứng khoán, lãi treo.

- Linh hoạt trong công tác giảm thiểu rủi ro. Sử dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm khác nhau để nâng cao tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 73 - 76)