Vai trò của công tác thẩm định dự án vay vốn của khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 25 - 27)

TẠI NH TMCP HÀNG HẢI VN GIAI ĐOẠN 2010 – 2013 2.1 Vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của khách hàng doanh

2.1.2. Vai trò của công tác thẩm định dự án vay vốn của khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

lớn tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

Cùng với lập dự án, công tác thẩm định dự án là một công đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Thẩm định dự án có ý nghĩa kiểm tra lại tính khả thi của dự án trên nhiều mặt mà đối với những chủ thể khác nhau sẽ tập trung quan tâm nhiều hơn trên phương diện khác nhau. Đối với ngân hàng, điều đáng quan tâm nhất là họ có được khách hàng đáp ứng đúng nghĩa vụ trả nợ hay không. Do vậy, để đưa ra quyết định đầu tư, Ngân hàng tiến hành thẩm định trên nhiều phương diện khi tiếp nhận dự án vay vốn như: thẩm định năng lực pháp lý, uy tín của khách hàng, thẩm định dự án xin vay vốn, thẩm định tài sản đảm bảo. Chính công tác thẩm định đã giúp cho ngân hàng có được cái nhìn đúng đắn về khách hàng cũng như dự án đầu tư, do vậy có thể khẳng định thẩm định là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của hoạt động đầu tư tín dụng của ngân hàng.

Đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp lớn, với tiêu chuẩn được xếp loại là doanh thu trên 70.000.000 USD/năm, về mặt định tính có thể cho rằng những khách hàng này có năng lực pháp lý đảm bảo và uy tín cao hơn những doanh nghiệp vừa và nhỏ rất nhiều, các nội dung thẩm định cũng theo đó mà lược đi một vài danh mục mang tính chất hiển nhiên như: chỉ tiêu ít nhất 2 năm hoạt động,… Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro tối đa cho các khoản vay, những chỉ tiêu cơ bản nhất trong công tác thẩm định vẫn phải được đảm bảo. Do vậy, công tác thẩm định dự án vay vốn đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn vẫn có những vai trò cơ bản của nó đối với hoạt động của Ngân hàng.

Cụ thể, vai trò của công tác thẩm định được thể hiện như sau: 2.1.2.1. Thẩm định giúp ngân hàng sử dụng vốn vào đúng đối tượng.

Đối với Maritime Bank, yếu tố đầu tiên cần phải quan tâm trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn là khách hàng. Để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ được thực hiện, uy tín khách hàng đóng vai trò rất quan trọng. Khi thẩm định khách hàng, cán bộ thẩm định phải đánh giá được uy tín khách hàng thông qua những khoản vay trước đây, năng lực tài chính hiện tại và thái độ của khách hàng đối với khoản vay. Với một doanh nghiệp có năng lực tài chính bình thường nhưng với tiền lệ trả nợ đúng hạn và tỏ thái độ hợp tác với ngân hàng trong quá trình thẩm định tín dụng vẫn có thể được đánh giá cao hơn một doanh nghiệp với tiềm lực tài chính vững chắc nhưng lại có tiền lệ xấu về nghĩa vụ trả nợ hay thiếu hợp tác, hoặc tỏ thái độ không tốt với cán bộ thẩm định của ngân hàng. Điều này giúp cho khoản vay được đánh giá khả năng được đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cao hơn, giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng.

2.1.2.2. Thẩm định giúp nhận ra dự án tốt nhất để đầu tư

Thẩm định dự án là việc xem xét đánh giá dự án đầu tư kinh doanh mà khách hàng đề nghị được vay vốn. Đầu tư tín dụng là hoạt động đầu tư rất phức tạp, và có nhiều rủi ro, hiệu quả của đầu tư tín dụng liên quan chặt chẽ tới hoạt động của dự án, nếu chủ đầu tư có một dự án hiệu quả, khả thi đề nghị được tài trợ vốn tức là đồng nghĩa với việc ngân hàng đảm bảo an toàn cho đồng vốn mình bỏ ra. Khi dự án hoạt động có hiệu quả cao tạo ra nhiều lợi nhuận thì chủ doanh nghiệp sẽ dùng chính số lợi nhuận đó để trả nợ đã vay cho ngân hàng. Với quá trình thẩm định bằng việc tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả của dự án sẽ là cơ sở tương đối bền vững để xác định khả năng hoàn vốn đúng hạn của dự án và chủ đầu tư. Nếu như dự án được đánh giá là có tính hiệu quả cao thì ngân hàng sẽ an tâm khi đầu tư vốn hoặc ngược lại sẽ không cho vay vốn nếu dự án là quá bấp bênh.

Thẩm định bên cạnh việc xem xét các nội dung các yếu tố khẳng định được tính sinh lời của dự án còn xem xét tìm ra dự án để đầu tư. Trong cùng một thời điểm và với một lượng vốn nhất định có thể có nhiều dự án cùng xin tài trợ vốn, khi đó ngân hàng phải so sánh để có thể tìm ra dự án hiệu quả nhất, khả thi nhất để cho vay vốn. 2.1.2.3. Thẩm định giúp ngân hàng đánh giá mức độ phù hợp của dự án với những quy hoạch chung của ngành, vùng, đất nước.

Ngân hàng thương mại là cơ quan kinh tế của Nhà nước và một trong các chức năng của ngân hàng là giúp cho nhà nước hoàn thành được các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế trong mỗi thời kỳ. Vì vậy, ngân hàng phải nắm bắt được chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của mỗi vùng, miền. Hơn nữa. qua việc thẩm định ngân hàng sẽ xem xét được tính phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển, sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dự án nếu dự án nằm trong quy hoạch, từ đó mà khoản vay cũng có tính thanh khoản cao hơn.

2.1.2.4. Thẩm định giúp cho ngân hàng xác định được vốn và năng lực của chủ đầu tư Trong nội dung thẩm định, ngân hàng phải xem xét cơ cấu nguồn vốn của công ty có đảm bảo tính an toàn hay không để có thể biết được khi dự án thất bại, doanh

nghiệp có vốn chủ sở hữu hay tài sản gì có thể thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán khoản nợ. Ngoài ra, kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp cũng được ngân hàng quan tâm, xem xét các yếu tố: luồng tiền trả nợ, thời gian chỉ trả và khả năng chi trả thành công khoản vay.

2.1.2.5. Thẩm định giúp cho ngân hàng nhìn nhận đúng tính hợp pháp, hợp lý của các tài sản thế chấp.

Khi cho vay vốn ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp thế chấp tài sản để đảm bảo khoản cho vay của mình được an toàn. Tuy nhiên trong thực tế, các doanh nghiệp đưa ra tài sản thế chấp có giá trị thực nhỏ hơn rất nhiều giá trị ghi trên giấy tờ, hoặc cùng một thời điểm doanh nghiệp dùng tài sản đó làm vật thế chấp ở nhiều nơi khác nhau. Nếu như có rủi ro xảy ra là doanh nghiệp không trả được nợ mà đưa tài sản thế chấp đó ra sẽ gặp nhiều khó khăn. Nên trong quá trình thẩm định, ngân hàng phải xem xét đánh giá lại tài sản thế chấp nhằm xác định tính hợp lý, hợp lệ của tài sản nhằm tránh những tranh chấp có thể có khi xử lý tài sản.

2.1.2.6. Thẩm định giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro từ các yếu tố ngoại cảnh Nền kinh tế luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề là ngân hàng phải đánh giá xem nếu nền kinh tế biến động, liệu doanh số của doanh nghiệp có bị ảnh hưởng lớn hay không, có thể đảm bảo nghĩa vụ trả nợ hay không. Do vây, những doanh nghiệp có doanh số ổn định không bị ảnh hưởng lớn bởi nền kinh tế thông thường sẽ được ngân hàng ưu ái hơn.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w