Đánh giá công tác thẩm định dự án vay vốn của khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 68 - 70)

b. Cơ sở tính toán doanh thu hoạt động của dự án

2.5.Đánh giá công tác thẩm định dự án vay vốn của khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

lớn tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

2.5.1. Những kết quả đạt được

Qua tìm hiểu hoạt động toàn hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định tại ngân hàng doanh nghiệp lớn Maritime Bank nói riêng đã đạt được những kêt quả sau:

Về số lượng dự án: qua 4 năm hoạt động số dự án được thẩm định và chấp nhận cấp vốn tại chi ngân hàng về cơ bản là có xu hướng tăng lên.

Về quy mô vốn trung bình của các dự án thẩm định chưa cao và chưa có sự thay đổi nhiều qua các năm nhưng dư nợ tín dụng đối với các dự án nhìn chung có xu hướng tăng.

Nợ xấu, nợ khó đòi, nợ quá hạn có xu hướng tăng dần với năm 2009 là 0.62% đã tăng lên 2,71% năm 2013 nhưng vẫn được kiểm soát ở dưới mức 3% và chủ yếu tập trung ở nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Từ đó doanh thu hoạt động nhìn chung năm sau luôn tăng so với năm trước trừ năm 2013 có sự giảm nhẹ. Do biến động về chi phí đặc biệt là chi phí đầu tư phát triển năm 2012-2013 tăng đột biến nên lợi nhuận các năm 2009 - 2011 lần lượt là 1005,3 tỷ, 1.518,2 tỷ, 1.036,2 nhưng đến năm 2012 chỉ còn 255,4 tỷ, năm 2013 là 411,2 tỷ đồng.

Có thể kết luận rằng, việc cho vay theo dự án đầu tư đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn ở Maritime Bank có chất lượng tương đối tốt nhưng chưa đạt tầm về số lượng.

- Về Quy trình thẩm định: quy trình thẩm định của ngân hàng doanh nghiệp lớn riêng biệt, phù hợp cho nhóm đối tượng khách hàng này của Maritime Bank. Các phòng ban thực hiện thẩm định dự án có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, giúp công tác thẩm định diễn ra trôi chảy. Thêm vào đó, quy trình thẩm định đã được quy định chi tiết và thống nhất trong quy chế cho vay tín dụng của ngân hàng, tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện chính xác và có thể kiểm tra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhờ có quy trình thẩm định rõ ràng, cả khách hàng lẫn cán bộ tín dụng đều thực hiện tốt công việc của mình cho hồ sơ xin vay vốn được giải quyết một cách nhanh chóng.

- Về nội dung thẩm định: Ở ngân hàng Maritime Bank, nội dung thẩm định được tách thành 5 khối nội dung chính, sau đó lại được cụ thể hóa thành các nội dung nhỏ, chi tiết cho 5 khối nội dung chính đó. Việc phân tách các nội dung cụ thể theo phương pháp tiên tiến của châu Âu như trên giúp ngân hàng tận dụng nguồn nhân lực, trí lực triệt để hơn, khi các nội dung nhỏ có thể chia cho nhiều cá nhân cùng làm một lúc, rút ngắn thời gian thẩm định. Các cán bộ có hiểu biết khác nhau về các nội dung thẩm định có thể thực hiện thẩm định nội dung mình am hiểu, vừa đạt hiệu quả vừa có tính chuyên môn hóa cao. Nội dung thẩm định được bổ sung và ngày càng hoàn thiện hơn trong những năm qua, không những chỉ tập trung vào mảng phân tích tài chính mà còn chú ý nhiều khía cạnh khác nhau của dự án, đảm bảo cho việc cho vay vốn của ngân hàng đạt hiệu quả, giảm rủi ro trong việc cho vay của ngân hàng đến mức thấp nhất. Có thể nói, công tác hoạt động dịch vụ cho vay vốn tài trợ các DAĐT của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng được tốt nhờ rất lớn vào việc thẩm định các dự án này.

- Về phưong pháp thẩm định: Ngân hàng Maritime Bank đã thực hiện việc đa dạng hóa các phương pháp thẩm định để đảm bảo tính chính xác cho quyết định cho vay vốn. Các phương pháp thường sử dụng trong công tác thẩm định đều đuợc ngân hàng đưa vào trong chủ trương và hướng dẫn thẩm định của mình. Cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng của ngân hàng đều được đào tạo kỹ về quy trình cũng như các phương pháp thẩm định trên.

- Về cán bộ thẩm định: Trong cơ cấu cán bộ của ngân hàng Maritime Bank hiện nay, bên cạnh các cán bộ lâu năm nhiều kinh nghiệm, các cán bộ trẻ chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Họ hầu hết đều có kiến thức chuyên môn được đào tạo trong các trường đại học tốt thuộc khối kinh tế như Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Ngoại thương, Học viên Ngân hàng, Học viện Tài Chính.. cộng với sự nhiệt tình, năng động và ham học hỏi và dề tiếp thu, cho nên cán bộ đều công tác tốt. Sự kết hợp giữa các cán bộ trẻ năng động và các cán bộ nhiều kinh nghiệm là một sự kết hợp hoàn hảo khi họ có thể bổ sung cho nhau trong công tác của mỗi người

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và thông tin phục vụ cho công tác thẩm định: kể từ khi thành lập các ngân hàng chuyên doanh năm 2010, nhiều dự án công nghệ ngân hàng được tập trung đầu tư phục vụ họat động... Hiện nay, công tác thẩm định hầu như không chỉ dựa vào luồng thông tin một chiều do khách hàng cung cấp, mà tất cả các thông tin ngân hàng cung câp đều được kiểm tra lại một cách chặt chẽ thông qua nhiều hệ thống khác nhau như tài liệu lưu trữ của hệ thống thanh toán liên ngân hàng CITAD, hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOLS cập nhật nghiệp vụ và thông tin cho ngân hàng. Không những thế , với mạng lưới khách hàng dầy đặc và đa dạng trong nhiều lĩnh vực, ngân hàng có thể thu thập thông tin vô cùng hữu hiệu. Các chuyên viên

phân tích rủi ro, các chuyên gia phân tích kinh tế các lĩnh vực có liên quan.. cũng là nguồn thu thông tin chất lượng cao,do vậy có thể nói,thông tin phục vụ cho công tác thẩm định của ngân hàng luôn được đảm bào.

Xét về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định , mỗi cán bộ thực hiện công tác đều được trang bị máy vi tính nối mạng để thu thập thông tin, một điện thoại cố định với số máy lẻ cá nhân riêng để tiện cho công tác hoạt động,tiếp nhận ,lưu trữ thông tin và giao dịch với khách hàng. Ngoài ra thì các thiết bị máy in ,máy FAX.. đều hiện đại và sử dụng tốt sẽ hỗ trợ tốt cho các cán bộ trong hoạt động của mình.

Về thông tin khách hàng: khách hàng đều là các tập đoàn, tổng công ty lớn, được niêm yết trên sàn chứng khoán. Do vậy, việc thu thập thông tin khách hàng từ các báo cáo tài chính công khai, được kiểm toán bởi các công ty uy tín là dễ dàng. Các cán bộ thẩm định không gặp phải trở ngại về tính xác thực của các báo như các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông thường.

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất: Việc xem xét đánh giá từng nội dung trong quy trình thẩm định còn sơ sài, đôi lúc còn mang nặng tính hình thức và có nhiều điểm chưa hợp lý, nhiều khi công tác thẩm định còn chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ chủ quan giữa ngân hàng và khách hàng.

Thứ hai: Tiến độ thẩm định chưa thật sự nhanh chóng và sự kết hợp giữa các

phòng tín dụng, phòng nguồn vốn và phòng thẩm định trong quá trình thẩm định còn chưa chặt chẽ, chưa phát huy được hiệu quả của mình. Một số dự án còn gặp phải tình trạng thời gian thẩm định kéo dài do các phòng tiến hành thẩm định và phân tích, lập tờ trình lên Ban lãnh đạo, hoặc do việc bổ sung thông tin được đề nghị nhưng không có sự phản hồi nhanh chóng từ phía Doanh nghiệp,… Điều này gây ảnh hưởng không chỉ đến cơ hội đầu tư của khách hàng mà còn tác động đến nguồn vốn của ngân hàng trong công tác cho vay.

Thứ 3: Các khách hàng doanh nghiệp lớn khi thực hiện các dự án lớn có vốn

đầy tư lên tới hàng nghìn tỷ nhưng chỉ huy động một tỷ lệ không nhiều từ các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do vậy đã có sự hạn chế trong giá trị các khoản vay dù quy mô dự án là rât lớn.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 68 - 70)