0
Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

TẠI NH TMCP HÀNG HẢI VN GIAI ĐOẠN 2010 – 2013 2.1 Vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của khách hàng doanh

2.3.3. Phương pháp thẩm định

2.3.3.1. Phương pháp thẩm định trình tự

Thẩm định dự án theo trình tự được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, cụ thể, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. Từng nội dung đầu tư phải có ý kiến nhận xét, kết luận, đồng ý hay không đồng ý, nêu rõ những gì cần phải bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên mức độ tập trung khác nhau đối với từng nội dung tùy thuộc đặc điểm dự án và tình hình thực tế. Phương pháp này được sử dụng trong nội dung thẩm định tài chính, phi tài chính về Chủ đầu tư.

2.3.3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu.

Là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ (trong nước và quốc tế) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp này sử dụng trong thẩm định tài chính, phi tài chính, pháp lý của Chủ đầu tư, Dự án đầu tư.

2.3.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy

Tiến hành phân tích độ nhạy của dự án để đánh giá được độ an toàn và kiểm tra tính vững chắc của các kết quả tính toán trước sự biến đổi của các yếu tố khách quan có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Phương pháp này được sử dụng trong thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm, thẩm định tài chính của dự án.

2.3.3.4. Phương pháp dự báo:

Sử dụng các số liệu điều tra thống kê và vận dụng phương pháp dự báo thích hợp để thẩm định, kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, thiết bị, nguyên vật liệu và các đầu vào khác…ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Phương pháp dự báo thường dùng trong thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, thẩm định nguồn cung cấp đầu vào của dự án.

2.3.3.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro:

Quá trình hình thành một dự án đầu tư thường sử dụng các dữ liệu được xây dựng dựa trên các giả định tương lai, do vậy khi tiến hành thực hiện dự án có thể sẽ phát sinh nhiều rủi ro không lường trước được. Vì vậy, trong quá trình phân tích, đánh giá dự án cần xem xét đến các yếu tố rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp rủi ro phát sinh mà dự án vẫn hiệu quả điều đó cho thấy dự án có độ an toàn cao và ngược lại, cần phải có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế, phân tán rủi ro.

Để đảm bảo dự án được hoàn thành và đi vào hoạt động hiệu quả, cán bộ thẩm định phải dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra để từ đó có biện pháp phòng ngừa và hạn chế tối đa tác động mà rủi ro đó gây ra, hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác liên quan đến dự án. Phương pháp này sử dụng trong nội dung thẩm định tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

×