KHÁI NIỆM ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 107 - 109)

1. Khái niệm

Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự do Cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự tiến hành nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh về tội phạm. Giai đoạn điều tra là giai đoạn tiếp theo sau của giai đoạn khởi tố được tiến hành trên cơ sở quyết định khởi tố của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Giai đoạn điều tra được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố và kết thúc khi Cơ quan điều tra hoàn thành bản kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố người phạm tội ra trước Tòa án hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra.

2. Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra và nguyên tắc của hoạt động điều tra tra

• Trong khi thực hiện nhiệm vụ, Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ sau (Điều 3 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004):

- Áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố;

- Tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội;

- Yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Trong đó, hoạt động xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn điều tra.

• Quá trình điều tra được tiến hành theo nguyên tắc sau (Điều 5 Pháp lệnh):

- Thứ nhất, chỉ Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định trong Pháp lệnh này mới được tiến hành điều tra các vụ án hình sự. Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.

- Thứ hai, hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

- Thứ ba, Cơ quan điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan điều tra cấp trên.

3. Đặc điểm

Chủ thể:

- Cơ quan điều tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân và các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Cơ quan điều tra của lực lượng An ninh nhân dân và các cơ quan khác của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân.

- Đơn vị bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển.

- Một số cơ quan khác thuộc Công an nhân dân và Quân đội nhân dân. Trong đó có một số chủ thể đặc biệt như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân là các cơ quan quản lý Nhà nước, chức năng chính của họ là hành chính - quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực cụ thể, các cơ quan này phải thực hiện chức năng thanh tra và do đó có khả năng phát hiện tội phạm. Vì vậy, pháp luật cho phép các cơ quan, đơn vị này được tiến hành một số hoạt động điều tra.

Hành vi tố tụng đặc trưng: khởi tố bị can, hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đối chất và nhận dạng; khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản; khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, giám định…

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)