Xóa án tích theo quyết định của Tòa án

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 166 - 167)

II. THI HÀNH CÁC LOẠI HÌNH PHẠT CỤ THỂ

6. Thi hành hình phạt tiền hoặc hình phạt tịch thu tài sả n

1.2. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án

Xóa án tích do Tòa án quyết định là việc Tòa án trên cơ sở xem xét những

điều kiện được qui định tại các điều 65, 66, 67 Bộ luật hình sự, ý kiến bằng văn bản của Viện kiểm sát cùng cấp, ra quyết định xóa án tích cho người đã bị kết án khi hội đủ những điều kiện đó.

Tòa án quyết định xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật hình sự, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, nhân thân người bị kết án, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của họ. Như vậy, việc xóa án tích do Tòa án quyết

định được pháp luật giới hạn chỉ đối với người đã bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

Nếu người bị kết án đã có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt (gương mẫu trong sinh hoạt, trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, lao động có năng suất cao v.v…) và đã lập công (như giúp các cơ quan chức năng phát hiện tội phạm, ngăn chặn tội phạm, cứu người v.v…), được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị

thì có thểđược Tòa án xóa án tích nếu đảm bảo ít nhất một phần ba thời hạn đã quy định.

- Những trường hợp được xóa án tích theo quyết định của Tòa án: Điều 65, 66 BLHS

- Thủ tục: người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm kèm theo nhận xét của chính quyền cấp xã nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ

chức nơi họ làm việc. Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về

việc xin xóa án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp để phát biểu ý kiến bằng văn bản. Nếu xét thấy đủ điều kiện thì Chánh án ra quyết định xóa án tích; trong trường hợp chưa đủđiều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu xóa án tích cùng với những giấy tờ kèm theo nhưđã nêu trên đây, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm kiểm tra các điều kiện

để được xóa án tích. Trong những trường hợp nếu xét thấy cần thiết thì phải tiến hành các biện pháp xác minh tính đúng đắn của các tài liệu đó. Khi xét thấy hồ sơ

xóa án tích đã đủ các điều kiện và yếu tố để xóa án tích thì Chánh án chuyển hồ

sơ đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để phát biểu bằng văn bản về việc người bị kết án đó đã có đủ các điều kiện để được xóa án tích hay chưa. Trong thời hạn mười ngày kể từ khi nhận được hồ sơ do Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm gửi đến, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phải phát biểu ý kiến bằng văn bản và gửi trả hồ

sơ cho Tòa án xem xét quyết định việc xóa án tích hay không xóa án tích. Quyền quyết định chấp nhận hay bác đơn xin xóa án tích thuộc về Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm. Quyết định xóa án tích phải được gửi cho người có đơn xin xóa án tích, Viện kiểm sát cùng cấp, Công an cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người có đơn xin xóa án tích thường trú. Trong trường hợp Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm bác đơn xin xóa án tích, Chánh án đó phải nêu rõ lý do.

Một phần của tài liệu GD CD: GT Luật tố tụng hình sự (Trang 166 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)