III. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XÉT XỬ PHÚC THẨ M
2. Căn cứ để thi hành bản án và quyết định của Tòa án
Sau khi xét xử, trong mọi trường hợp tất cả bản án và quyết định của Tòa án không mặc nhiên có trá trị thi hành. Bản án và quyết định của Tòa án chỉ có hiệu lực thi hành khi có đầy đủ các căn cứ sau:
- Bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Khoản 1 Điều 255 quy
định những bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật bao gồm:
+ Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị
kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Những bản án quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.
+ Những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm. Vì phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai trong hệ thống hai cấp xét xử của quá trình tố
tụng hình sự nên mọi bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi Tòa án cấp phúc thẩm tuyên án hoặc ra quyết định. Do vậy hiệu lực thi hành cũng bắt đầu từ thời điểm Tòa án cấp phúc thẩm tuyên án hoặc ra quyết định.
+ Những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Theo quy định của pháp luật, những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có hiệu lực pháp luật ngay từ thời điểm Tòa án ra quyết định. Vì
vậy những quyết định này phải được thi hành ngay sau khi Tòa án ra quyết
định.
Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo.
- Quyết định thi hành án: Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Chánh án Toà án
đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án (Điều 256)
Trong mối quan hệ với căn cứ để thi hành án là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật là điều kiện cần và quyết định thi hành án là điều kiện đủ. Điều này có nghĩa là, một bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cũng không
đương nhiên được đưa ra thi hành mà phải có căn cứ pháp lý là quyết định thi hành án. Hay nói cách khác, trong mối quan hệ giữa hai căn cứ thi hành án thì căn cứ bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật là căn cứ nội dung và căn cứ phải có quyết định thi hành án là căn cứ hình thức.